Bạn muốn biết về quá trình phục hồi sau nâng ngực diễn ra như thế nào? Vòng 1 sau bao lâu sẽ lành hẳn trong quá trình phục hồi này?
Quá trình phục hồi sau nâng ngực diễn ra như thế nào? Vòng 1 cũng như cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện gì? Những điều cần tránh sau nâng ngực là gì? Trong bài viết này, bạn sẽ rõ hơn về những biểu hiện trong quá trình phục hồi sau nâng ngực nhé!
QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI SAU NÂNG NGỰC
Bài viết chỉ là những đánh giá chung và có thể sẽ không đúng với tất cả mọi người. Quá trình phục hồi sau nâng ngực sẽ có nhiều yếu tố tác động. Trong đó, cơ địa mỗi người khác nhau, tốc độ lành vết thương cũng sẽ khác nhau.
1 - 4 ngày đầu sau nâng ngực
Đây là giai đoạn sưng nề, đau nhức và khó chịu đạt đỉnh. Ngoài ra ở một số bạn sẽ thấy vòng 1 sẽ chảy máu trong khoảng 24 giờ đầu tiên. Lúc này để giảm sưng đau bạn cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu được bác sĩ cho phép để giảm thiểu đau do co thắt bạn có thể di chuyển tay nhẹ nhàng. Ngoài những biểu hiện trên thì một số bạn sẽ có biểu hiện ứ nước và gây tăng cân.
4 - 10 ngày tiếp theo
Lúc này vết thương đang trong giai đoạn lành bạn đã có thể tắm và làm ướt vết thương nhưng chỉ trong thời gian ngắn nếu được bác sĩ cho phép. Trong thời gian này, bụng bạn cũng có thể bị sưng nề do tình trạng sưng nề từ ngực di chuyển xuống phía dưới. Do dùng thuốc giảm đau nhiều nên cơ thể bạn cũng có thể bị táo bón.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực giá bao nhiêu?
Quá trình phục hồi sau nâng ngực diễn ra như thế nào?
Lúc này, cảm giác đau thường có xu hướng giảm vào ban ngày; nhưng lại thường xảy ra vào ban đêm từ 3- 6 giờ sáng. Cảm giác sẽ khó chịu hơn nếu bạn chọn đặt túi nâng ngực đặt vị trí dưới cơ. Bầm tím cũng ổn định hơn. Nếu được bác sĩ cho phép bạn có thể tập các bài tập ngực.
Từ 7 - 10 ngày
Ở thời điểm này bạn cần cảnh giác và theo dõi sát sao quá trình lành thương. Nếu thấy các dấu hiệu chảy máu hoặc nhiễm trùng vết mổ cần cảnh giác hơn nữa.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực có cho con bú được không?
Từ ngày 10 - ngày 21 sau nâng ngực
Lúc này nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu đã giảm xuống. Bạn có thể tăng cường các hoạt động thể chất với các bài tập tác động phần dưới. Tránh các bài tập nặng ở phần trên nhé!
Ở giai đoạn này phần lớn các bao xơ đầu tiên của ngực sẽ được hình thành. Sưng nề sẽ được dịu bớt hơn. Đau nhức cũng có nhưng chỉ thi thoảng và thường xảy ra vào ban đêm. Các dây thần kinh lúc này bắt đầu có cảm giác trở lại và có khi bạn sẽ thấy vùng núm vú có cảm giác “châm chích như kim châm”. Tuy nhiên có bạn vẫn còn cảm giác tê. Lúc này bạn cũng có thể tập các bài tập nặng hơn rồi.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Tư thế nằm ngủ sau nâng ngực như thế nào là đúng?
Ngày 21 - 42
Đây là thời gian cao điểm của quá trình lành thương. Nhìn bề ngoài vòng 1 của bạn sẽ không có nhiều sự thay đổi, nhưng bên trong thì có khoảng 20% số bao xơ được hình thành. Lúc này bạn cũng hiếm khi cần đến thuốc giảm đau nữa hoặc chỉ cần sử dụng loại thuốc giảm đau nhẹ mà thôi.
Từ ngày 42 đến 9 tháng
Lúc này các mô sẹo đã dần nới lỏng, túi độn ngực cũng xuống thấp và trông tự nhiên hơn. Tình trạng sưng nề nếu còn thì chỉ ở mức 5 - 10% mà thôi. Đây là thời điểm sau nâng ngực vòng 1 mềm mại và đạt độ tự nhiên. Việc sở hữu túi độn dường như đã trở thành một phần của cơ thể bạn.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Treo sa trễ ngực khắc phục tình trạng ngực bị chảy xệ.
Quá trình phục hồi sau nâng ngực diễn ra như thế nào?
NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH SAU NÂNG NGỰC
Ngoài bảng giá nâng ngực thì việc chăm sóc hậu phẫu là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những điều bạn cần tránh sau nâng ngực:
Không mặc áo ngực
Vài tuần đầu tiên sau nâng ngực bạn nên cho thời gian túi độn được ổn định vào vị trí của nó. Chính vì thế nếu mặc áo ngực, đặc biệt là áo ngực có gọng thì có thể sẽ cản trở quá trình này. Bên cạnh đó nếu vết mổ ở dưới chân ngực thì phần gọng áo có thể kích thích, làm ảnh hưởng lên vết thương lúc này vẫn còn chưa lành.
Không uống rượu trong giai đoạn hậu phẫu
Thành phần trong rượu có thể tương tác với các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh điều này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, rượu cũng sẽ khiến cơ thể bạn tích nước dễ dẫn đến sưng nề, đau nhức hơn nên nếu bạn không muốn gặp tình trạng này thì hãy tránh xa rượu bia và chất có cồn.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực bằng mỡ tự thân.
Không hút thuốc lá
Nicotine trong thuốc lá sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu khiến vết thương sau nâng ngực lâu lành hơn thậm chí để lại sẹo lộ.
Không ăn các thực phẩm có nguy cơ gây sẹo
Thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống…Đây là điều cần nhớ để chăm sóc tốt hơn cho vết thương sau nâng ngực.
Giải thích cụ thể và chi tiết hơn về 'Quá trình phục hồi sau nâng ngực diễn ra như thế nào?' tại bệnh viện thẩm mỹ là miễn phí. Hãy liên hệ trực tiếp với MEDIKA! Bạn sẽ được tư vấn riêng về quá trình hồi phục; hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách cho bạn. Cụ thể:
- Qua số hotline 1900 4466
- Kết nối qua Fanpage MEDIKA
Kết quả phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người.
“MEDIKA - Nét đẹp cùng bạn vươn xa”