Gò ngực kép trong nâng ngực tuy không phải là biến chứng phổ biến và không nhiều người biết đến. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng MEDIKA tìm hiểu về biến chứng gò ngực kép trong nâng ngực là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục biến chứng này nhé!
BIẾN CHỨNG GÒ NGỰC KÉP LÀ GÌ?
Biến chứng gò ngực kép thường xuất hiện sau phẫu thuật nâng ngực. Theo đó, khi gặp vấn đề này, bầu ngực của bạn sẽ có hai đường chân ngực (nếp gấp dưới vú) chạy song song với nhau.
Đường chân ngực ở dưới là đường chân ngực mới và được tạo ra trong quá trình phẫu thuật. Còn đường chân ngực ở vị trí cao hơn sẽ là đường chân ngực cũ. Điều này tạo cảm giác như vòng 1 của bạn có hai gò ngực xếp chồng lên nhau.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Treo sa trễ ngực là gì?
TỔNG QUAN NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng gò ngực kép trong nâng ngực thường là do lỗi kĩ thuật của bác sĩ. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật nâng ngực, bác sĩ thực hiện thao tác tạo đường chân ngực mới. Đối với những bạn có vòng 1 nhỏ, diện tích mô ngực không đủ để chứa túi độn thì sao?
Bác sĩ sẽ chọn cách tạo hạ thấp đường chân ngực gốc để mở rộng khoang chứa túi độn. Đường chân ngực gốc sẽ được giải phóng phần cơ và mô. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đặt túi độn như bình thường và khâu kín vị trí rạch mổ khi kết thúc phẫu thuật.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực có cho con bú được không?
Biến chứng gò ngực kép trong nâng ngực là gì?
NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN BIẾN CHỨNG GÒ NGỰC ÉP
Ngoài ra, ở một số người, do cấu tạo tự nhiên của ngực cũng khiến họ dễ gặp phải biến chứng này. Ví dụ những bạn có núm vú nằm gần đường chân ngực, hay bầu ngực ở dưới quá nhỏ (vú thể ống). Họ sẽ có nguy cơ gặp biến chứng gò ngực kép sau nâng ngực sẽ cao hơn. Hiểu rõ về nguyên nhân và cách giải quyết cho biến chứng này, bác sĩ sẽ dựa trên cấu tạo đường chân ngực.
PHÂN TÍCH THEO CẤU TẠO CHÂN NGỰC
Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa thể thống nhất được về cấu tạo của đường chân ngực. Một số người cho rằng, đây là một loại “dây chằng” đặc biệt. Theo đó, phần “dây chằng” này bị cắt đứt thì nó sẽ dẫn đến biến dạng gò ngực kép.
Tuy nhiên, theo một số quan sát giải phẫu ở cả nam và nữ: tại vị trí đường chân ngực, phần mạc cơ sâu, mô dưới da và da sẽ có sự khác biệt. Cụ thể, thay vì các yếu tố đó, phân thành các lớp tách biệt. Tại đường chân ngực, phần da và mô dưới da lại dính xuống lớp mạc cơ sâu.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực không dành cho khách hàng huyết áp
NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN CHỨNG GÒ NGỰC ÉP
Từ những quan sát này, năm 2021 bác sĩ Handel nhận định rằng: Nguyên nhân dẫn đến biến chứng gò ngực kép không phải do bác sĩ “cắt nhầm dây chằng”. Lý do là họ đã không bóc tách da và mạc cơ tại vị trí đường chân ngực cũ. Điều này khiến đường chân ngực cũ vẫn tồn tại bên trên đường chân ngực mới. Ngoài ra, đường chân ngực mới quá thấp nhưng lại dùng túi độn quá to; điều đó sẽ khiến phần mô ngực không chống đỡ nổi và trượt xuống dưới.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực có đau không?
CÁCH KHẮC PHỤC BIẾN CHỨNG GÒ NGỰC KÉP
Vậy đối với biến chứng gò ngực kép trong nâng ngực, làm sao để khắc phục? MEDIKA xin đề xuất hai phương án:
- Đối với những trường hợp biến chứng gò ngực kép nghiêm trọng: Nếp gấp chân ngực gốc quá cao thì nên tiến hành một cuộc phẫu thuật khác. Nó giúp loại bỏ đường chân ngực cũ bằng cách cắt đứt mối liên kết giữa mạc cơ và da tại vị trí cũ.
- Đối với những bạn có nếp gấp chân ngực nằm ở vị trí không quá cao nhưng phần mép dưới của túi độn lại nằm dưới rãnh chân ngực: Tiến hành đặt túi độn dưới cơ. Dưới sự co bóp của cơ sẽ giúp ép túi độn trượt xuống dưới. Lưu ý với trường hợp này quá trình chỉnh sửa nên tạo khoang chứa túi độn mới và giữ nguyên liên kết của mạc cơ tại đường chân ngực. Phần khoang chứa mới có thể là khoang ở dưới mô hoặc trên cơ nếu mô ngực của bạn đủ dày.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực chảy xệ.
GIẢM THIỂU NGUY CƠ BIẾN CHỨNG
Giá nâng ngực là điều rất quan trọng, tuy nhiên bạn cũng cần tìm hiểu kĩ kiến thức trước khi thực hiện nâng ngực. Bởi sẽ có một vài đối tượng dễ gặp phải biến chứng gò ngực kép này hơn. Dưới đây là một vài yếu tố dễ dẫn đến biến chứng này:
- Những người có ngực nhỏ, ít mô cần hạ đường chân ngực để nhét vừa túi độn.
- Những người có vú không phát triển đầy đủ.
- Khoảng cách giữa núm vú với đường chân ngực quá ngắn. Điều này khiến bầu ngực mất cân đối.
Với ai không nằm trong những trường hợp trên thì sao? Họ vẫn có nguy cơ gặp biến chứng gò ngực kép nếu lựa chọn sai địa chỉ nâng ngực. Hãy chọn thực hiện dịch vụ ở bệnh viện thẩm mỹ uy tín lâu năm và phòng khám lớn.
Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn kiến thức nâng ngực hữu ích!