Chọn Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA - Chọn làm đẹp an toàn
SIÊU SALE HỦY DIỆT: MUA 1 TẶNG 1 - TẶNG VÀNG 9999
THÁNG 6 RỰC RỠ, BÙNG CHÁY HẾT CỠ - ĐẾN MEDIKA NHẬN QUÀ “SIÊU KHỦNG”
Hè đẹp rực rỡ - Ưu đãi hết cỡ
LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Tại sao nâng ngực bị bao xơ? Cách nhận biết và xử lý

    Để biết tại sao nâng ngực bị bao xơ thì cần hiểu nó là gì? Quá trình hình thành và các mức độ bao xơ? Nó gây ra ảnh hưởng gì? Nguyên nhân xuất hiện và cách xử lý thế nào?

    Hiện nay, lý do tại sao nâng ngực bị bao xơ được kể đến rất nhiều; nguyên nhân thật sự thì chưa được chứng minh rõ ràng. Dù vậy, y học đã xác định và lý giải tương đối về quá trình hình thành, chia cấp độ và hướng xử lý. Một điều duy nhất có thể khẳng định, đó là nâng ngực sẽ có bao xơ, mức độ và phân loại ra sao mới là vấn đề.

    Hiện tượng bao xơ khi nâng ngực từ Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA

    CO THẮT BAO XƠ SAU NÂNG NGỰC LÀ GÌ?

    Bao xơ là hiện tượng diễn ra lâu dài và xuất hiện phổ biến khi nâng ngực cấy ghép túi độn. Trong khi tự chữa lành, một lớp mô mỏng sẽ xuất hiện và bao lấy túi nâng ngực. Lớp mô này hình thành trong khoảng 4 - 6 tuần hậu phẫu.

    Điều này là một phản ứng hiển nhiên của cơ thể với mọi 'vật thể ngoại lai' xuất hiện. Trong điều kiện lý tưởng, lớp bao xơ sẽ rất mỏng, thậm chí không sờ hay cảm nhận thấy. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, lớp bao xơ sẽ co lại và chèn ép lên túi độn, làm cho ngực bị cứng.

    MỨC ĐỘ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

    Hiện tại, hiện tượng này được phân thành 4 'mức độ Baker':

    • Baker độ I: Hình thể và kích thước tự nhiên, sờ mềm mại.
    • Baker độ II: Vú cứng nhẹ nhưng hình thể vẫn bình thường.
    • Baker độ III: Bao xơ co thắt mức độ vừa, bệnh nhân có thể tự sờ và thấy cứng, chắc, hình thể vú bắt đầu thấy bị co bất thường. Méo mó đôi chút và thấy được khá rõ
    • Baker độ IV: Đã có thể nhìn thấy rõ túi bị bóp lại cứng ngắc, co lại, biến dạng rõ ràng và bị đau từng cơn.

    Điều này có thể xuất hiện ngay hoặc sau vài năm nâng ngực cấy ghép. Tỷ lệ và mức độ bao xơ xảy ra ở mỗi bên ngực là không đồng bộ. Việc hiểu tại sao nâng ngực bị bao xơ là cần thiết, nhưng việc nhận biết sớm dựa trên các dấu hiệu cũng rất quan trọng. Bao gồm:

    • Sự co thắt nhẹ có thể không cảm nhận được ( Baker độ II ).
    • Cảm nhận được cơn co thắt nặng ( Baker độ IV ). Bạn sẽ cảm thấy rõ có dị vật bên trong hoặc xuất hiện các cơn đau mãn tính.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực có cho con bú được không?

    Xử lý bao xơ sau nâng ngực trong phòng phẫu thuật

    TẠI SAO NÂNG NGỰC BỊ BAO XƠ?

    Phân tích theo cơ chế phản ứng sinh học của cơ thể thì hiện tượng co thắt bao xơ vẫn chưa được giải thích chính xác và đầy đủ. Nó được giải thích ngắn gọn là phản ứng thái quá của cơ thể trước dị vật.

    Dù vậy, khảo sát nhiều ca nâng ngực thấy tỷ lệ bị bao xơ tăng cao nếu xuất hiện vài tình trạng đặc biệt:

    • Hình thành khối máu tụ, tụ dịch sau phẫu thuật, không được dẫn lưu một cách thích hợp.
    • Nhiễm trùng khoang đặt túi do vi khuẩn, tụ cầu da,...

    Tại sao nâng ngực bị bao xơ còn dựa trên thủ thuật được thực hiện. Thông thường chỉ tiến hành thủ thuật đơn thuần. Tuy nhiên, khi cần điều chỉnh thêm ( thu nhỏ quầng vú, làm hồng nhũ hoa, v.v. ) thì sẽ thực hiện thêm vài thủ thuật tạo hình ngực khác.

    Thời gian tồn tại của túi nâng ngực bên trong cơ thể cũng có mức độ ảnh hưởng đáng kể. Ước tính cụ thể:

      • Trong vòng 10 năm: 4-5%
      • Sau 20 năm: 10-15%
      • Sau 30 năm: 20-25%.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Treo sa trễ.

    Lớp bao xơ và túi độn nâng ngực khi được lấy tra khỏi cơ thể

    CÁCH XỬ LÝ VÀ GIẢM TỶ LỆ XUẤT HIỆN BAO XƠ

    Giải pháp khi tình trạng co thắt bao xơ đã xuất hiện:

    • Phẫu thuật loại bỏ lớp bao xơ
    • Thay đổi vị trí của túi độn
    • Thay mới túi độn là cách thường dùng khi đã nâng ngực được gần 10 năm

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực giá bao nhiêu?

    Cách gì để phòng tránh và giảm thiểu tỷ lệ xuất hiện cũng như hạ thấp cường độ bao xơ? Sau khi biết tại sao nâng ngực bị bao xơ thì đây là điều cần biết. Cụ thể:

    • Cầm máu, băng bó, chăm sóc vết thương thật tốt
    • Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trong phòng phẫu thuật.
    • Chỉ dùng các dòng túi đã được Bộ Y Tế kiểm duyệt và cho phép lưu hành

    Một điểm cần lưu ý rằng dù dùng loại túi nào thì bao xơ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, co thắt bao xơ không thực sự nguy hiểm, nó đơn thuần là phản ứng sinh học tự nhiên khi cấy ghép một 'dị vật' vào trong cơ thể.

    MEDIKA mong rằng thông tin về việc "Tại sao nâng ngực bị bao xơ" ở trên đã có ích cho mọi người!

    Khi bạn cần tư vấn gì thêm, vui lòng liên hệ với MEDIKA qua:

    Xin cám ơn!

    To top