LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Nâng ngực bị nhiễm trùng - Cách phòng tránh và điều trị

    Nâng ngực bị nhiễm trùng là gì? Dấu hiệu nhận biết? Mức độ nguy hại? Phương pháp điều trị hiệu quả? Cách phòng tránh nhiễm trùng khi phẫu thuật là gì?

    Hầu hết trường hợp nâng ngực bị nhiễm trùng xảy ra sau 3 - 7 ngày hậu phẫu. Vài ca khác được phát hiện khá muộn do diễn biến chậm và âm thầm. Các triệu chứng của nhiễm trùng chị em có thể nhận thấy như ăn không ngon, lạt miệng, sốt, đau vú, mẩn đỏ hoặc sưng tấy, ...

    Nâng ngực bị nhiễm trùng có nguyên nhân là gì?

     

    NÂNG NGỰC BỊ NHIỄM TRÙNG LÀ GÌ?

    Đây là tình trạng nhiễm trùng tại vị trí đường phẫu thuật khi nâng ngực. Nó có thể bị khi bắt đầu phẫu thuật cho đến 30 ngày hậu phẫu đối với phương pháp không cấy ghép ( ví dụ như nâng ngực bằng mỡ tự thân ) ; hoặc kéo dài suốt 1 năm đối với ca phẫu thuật cấy ghép túi độn.

    Trên thực tế, nâng ngực bị nhiễm trùng chỉ là RỦI RO; mà rủi ro thì có thể giảm thiểu và phòng tránh được. Thống kê trong ngành thẩm mỹ cho thấy, tỷ lệ khi nâng ngực bị nhiễm trùng là khá thấp: 1 – 4%

    PHÂN LOẠI NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ

    Tình trạng nâng ngực bị nhiễm trùng cũng có nhiều kiểu và vị trí vết mổ:

    • Đường mổ trên thành ngực
    • Đường mổ ở xương ức.

    Xét về tính chất và độ sau của vết cắt, y học đã chia nhiễm trùng vết mổ thành 3 loại:

    • Nhiễm trùng vết mổ nông: Tình trạng nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc dưới da tại vị trí rạch vết mổ.
    • Nhiễm trùng vết mổ sâu: Bắt nguồn từ nhiễm khuẩn vết mổ nông và tiến triển sâu vào lớp gân cơ bên trong.
    • Nhiễm trung lan vào khoang ngực và mô phụ cận.

    Phân loại nhiễm trùng vết mổ có thể bị khi nâng ngực

    MỨC ĐỘ NGUY HIỂM VÀ BIỂU HIỆN

    Sự nguy hại có thể rất nhỏ và cần thời gian dài để nhận biết, hoặc lập tức thấy ngay. Khả năng nguy hiểm tính mạng không quá cao, không quá tốc độ nhưng vẫn có.

    Tình trạng nâng ngực bị nhiễm trùng có các mức độ sau:

    • Nhẹ nhàng, diễn biến chậm. Nó gây ra co thắt bao xơ mạnh, lớp xơ dày và hình thành mau. Gây khó chịu, đau từng cơn, cảm giác có dị vật trong ngực.
    • Nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng toàn bộ phần ngực đã phẫu thuật. Điều này khiến vết mổ và khoang ngực bị sưng tấy, đau nhức rõ rệt.
    • Diễn biến nặng sẽ bị hoại tử, biến chứng dần lan rộng, rất đau; vùng ngực nhiễm trùng khi ấy không thể cứu chữa mà phải cắt bỏ.

    Nhìn chung theo chuyên môn y khoa và kinh nghiệm, nhiễm trùng vết mổ còn gây ra nhiều hệ quả khác. Cụ thể:

    • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần
    • Thời gian điều trị kéo dài, bệnh nhân phải nằm viện lâu, kéo theo việc gia tăng chi phí.
    • Tăng tỷ lệ xảy ra tình trạng lạm dụng kháng sinh
    • Nhiễm trùng vết mổ có tỷ lệ tử vong khá cao nếu diễn biến mau và không điều trị kịp.

    Vì thế, ngay khi có những biểu hiện nhiễm trùng phẫu thuật ngực ở mức độ nhẹ, chị em nên gặp bác sĩ để thăm khám sớm.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Treo sa trễ.

    NÂNG NGỰC BỊ NHIỄM TRÙNG LÀ DO ĐÂU?

    Nguyên nhân bao gồm rất nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng này. Một số yếu tố thường gặp:

    • Kỹ thuật phẫu thuật không phù hợp gây nhiễm trùng ngay trong khi phẫu thuật.
    • Túi độn bị nhiễm trùng từ một nguồn nào đó: Từ cơ thể, dụng cụ, không khí,...
    • Nhiễm khuẩn vì có tiếp xúc gần với thú cưng ( chó, mèo, ... ) trung lúc vết mổ chưa lành hẳn.
    • Giữ vệ sinh không đúng cách sau phẫu thuật.
    • Đặt túi độn quá to làm cản trở, giảm nguồn cung cấp máu. Từ đó, giảm lượng bạch cầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

    PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHI NÂNG NGỰC BỊ NHIỄM TRÙNG

    Quy trình điều trị cho trường hợp nâng ngực bị nhiễm trùng sẽ có 2 mức độ:

    • Giải pháp đầu tiên thường là dùng kháng sinh.
    • Khi tình trạng nhiễm trùng vẫn tiếp diễn, một ca phẫu thuật làm sạch sẽ được tiến hành. Mục tiêu là loại bỏ các mô bị nhiễm trùng và lấy túi nâng ngực bên trong ra.
    Chữa trị tình trạng nâng ngực bị nhiễm trùng bằng phương pháp phẫu thuật làm sạch
    Tư liệu chuyên khoa. Nguồn: Bệnh viện trực thuộc nhà nước

    THUỐC KHÁNG SINH

    Mặc dù tình trạng nhiễm trùng chỉ xảy ra cục bộ ở ngực, nhưng bác sĩ sẽ phải dùng thuốc kháng sinh toàn thân. Phối hợp một số phương pháp nội khoa:

    • Sử dụng kháng sinh toàn thân, chống phù nề.
    • Nâng cao sức đề kháng
    • Thay băng vệ sinh vết mổ hàng ngày.

    PHẪU THUẬT

    Mổ phần ngực bị nhiễm trùng ra, tiến hành cắt lọc hết những phần bị viêm nhiễm. Sau cùng là làm sạch vết mổ. Phương pháp này chỉ dùng khi việc điều trị bằng thuốc kháng sinh thất bại.

    Bên cạnh đó, cách phẫu thuật này cũng cần được suy xét kỹ về trường hợp chống chỉ định. Một số tình trạng thể chất không thể tiếp nhận ca mổ như: béo phì thừa cân, cơ thể suy kiệt, suy tim nặng, tinh thần bất ổn, ...

    PHÒNG TRÁNH NÂNG NGỰC BỊ NHIỄM TRÙNG BẰNG CÁCH NÀO?

    Trong các buổi tư vấn và thăm khám ở bệnh viện thẩm mỹ, bác sĩ phụ trách nâng ngực cũng sẽ nhắc đến. Dĩ nhiên, tư vấn đầy đủ và chi tiết hay không còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ.

    BẢN THÂN TỰ PHÒNG TRÁNH NHIỄM TRÙNG TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT

    Một số lưu ý nổi bật để bạn chủ động tránh nhiễm trùng sau ca nâng ngực, bao gồm:

    • Báo với bác sĩ nếu bạn mắc các chứng như dị ứng, tiểu đường, đang điều trị bệnh nào đó bằng thuốc, ... Chúng có thể khiến vết mổ trầm trọng hơn bình thương, tăng khả năng nhiễm trùng sau phẫu thuật.
    • Không sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu bia, chất có cồn...) để tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, hút thuốc sẽ tăng mạnh nguy cơ nhiễm trùng cho vết mổ.
    • Không cạo râu, lông khu vực gần vết mổ vì dao cạo có thể làm kích ứng da, trầy xước và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
    • Tuân thủ các hướng dẫn trước và sau phẫu thuật: Vệ sinh tắm rửa, thay đồ, tháo và đeo trang sức, ...
    • Tự nâng cao sức khỏe bản thân, tăng sức đề kháng: Áp dụng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học; bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C.
    • Chuẩn bị tâm lý và thể trạng thật tốt trước ca phẫu thuật nâng ngực
    • Sắp xếp người hỗ trợ chăm sóc mình trong 1 - 2 tháng hậu phẫu.

    CHĂM SÓC HẬU PHẪU CÓ CHUYÊN MÔN

    Nhiều thao tác, hành động chăm sóc vết thương sau khi phẫu thuật chỉ được thực hiện bởi bác sĩ hoặc y tá:

    • Không tự tháo băng, chạm vào vết mổ; không tự băng bó vết mổ.
    • Vết mổ phải được băng lại với băng gạc vô trùng từ 1 - 2 ngày hậu phẫu. Tuyệt đối không chạm đến hay làm ướt vùng băng này.
    • Khi thay băng vết thương phải sử dụng kỹ thuật vô khuẩn và băng vô trùng. Rửa tay trước và sau khi thay băng hoặc khi có bất kỳ tiếp xúc nào với vị trí phẫu thuật.

    Chế độ chăm sóc hậu phẫu nâng ngực tránh bị nhiễm trùng

    Một số dấu hiệu được cho là bất thường và cần báo ngay với bác sĩ, gồm có:

    • Sốt cao hoặc sốt nhẹ nhưng kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn.
    • Vết thương ngày càng đau.
    • Bị sưng tấy, đỏ đậm màu.
    • Mủ, dịch chảy ra.
    • Chỉ khâu vết mổ bị bung.
    • Vùng xung quanh vết mổ bị sưng đau, phù, ...

    PHÒNG TRÁNH NHIỄM TRÙNG TRONG KHI PHẪU THUẬT NÂNG NGỰC

    Y học ngày nay đã hiện đại nhiều hơn các phương pháp phòng tránh nhiễm trùng trong phẫu thuật. Một số cách có thể kể đến như:

    • Đảm bảo dụng cụ và phòng phẫu thuật vô trùng.
    • Trong quá trình phẫu thuật nâng ngực, bác sĩ sẽ tráng khoang ngực vừa tạo với dung dịch kháng sinh trước khi đặt túi độn vào.
    • Kỹ thuật đặt túi độn “không chạm” với phễu Keller Funnel.
    • Sử dụng miếng chắn núm vú đề phòng trường hợp nhiễm trùng đến từ các ống dẫn sữa ở đầu núm vú.
    • Trước ngày phẫu thuật, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chị em 'áo qua' 1 lớp dung dịch kháng sinh.
    • Khi tiến hành thủ thuật nâng ngực, thực hiện truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
    • Chỉ định bạn uống thuốc kháng sinh trong 7 đến 10 ngày hậu phẫu.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực giá bao nhiêu?

    Bạn vẫn còn thắc mắc nào khác về "Nâng ngực bị nhiễm trùng" hoặc cần tư vấn rõ hơn?

    Hãy liên hệ với Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA qua:

    Xin cám ơn!

    To top