Chọn Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA - Chọn làm đẹp an toàn
SIÊU SALE HỦY DIỆT: MUA 1 TẶNG 1 - TẶNG VÀNG 9999
THÁNG 6 RỰC RỠ, BÙNG CHÁY HẾT CỠ - ĐẾN MEDIKA NHẬN QUÀ “SIÊU KHỦNG”
Hè đẹp rực rỡ - Ưu đãi hết cỡ
LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Nâng ngực bị bên cao bên thấp: Nguyên nhân, cách sửa

    Nâng ngực bị bên cao bên thấp là một trong các hệ quả thường thấy của việc nâng ngực bị lệch. Nguyên nhân chủ yếu do tay nghề của bác sĩ. Cách sửa là gì? Cần làm lại ngực không?

    Nói một cách khác, nâng ngực bị bên cao bên thấp có khá nhiều nguyên nhân. Nổi bật thì chúng gồm có:

    • Kỹ thuật của bác sĩ
    • Chọn sai kích thước túi nâng ngực
    • Chăm sóc hậu phẫu sai cách
    • Túi độn ngực kém chất lượng
    • Tỷ lệ nhỏ còn do loại bề mặt của túi độn ( gồm 2 loại: nhám và trơn )

    Bạn có thể tránh được tình trạng nâng ngực bị bên cao bên thấp. Cách làm đơn giản chính là chọn đúng bệnh viện thẩm mỹ hoặc phòng khám để thực hiện thủ thuật.

    Phẫu thuật hỏng khiến nâng ngực bị bên cao bên thấp

    NÂNG NGỰC BỊ BÊN CAO BÊN THẤP

    Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, nó còn gây hại đến sức khỏe. Bên thấp thường sẽ nặng hơn, gây trệ vai, về lâu dài làm đau nhức vai. Bên cạnh đó, nó cũng gây khó chịu và bất tiện khi mặc đồ, đặc biệt là khi mặc áo ngực.

    Hầu hết phụ nữ sẽ lo lắng và không biết nên làm gì? Sửa chữa khắc phục ra sao? Liệu có phải do túi độn có vấn đề? Họ có cần được phẫu thuật lại để điều chỉnh bên trong không?

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Treo sa trễ ngực.

    NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG TRÁNH

    Nâng ngực bị bên cao bên thấp có khá nhiều nguyên nhân. Trong đó, 4 nguyên nhân chính được kể đến:

    Chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ chưa cao

    Điều này dẫn đến thủ thuật tiến hành gặp sai sót với tỷ lệ cao khi

    • Tạo khoang ngực không chuẩn
    • Đặt túi sai cách làm lệch, xệ
    • Sai sót khi đưa vật liệu cấy ghép vào khoang ngực

    Tất cả đều sẽ khiến 2 bên ngực không cân đối. Kết quả là ngực bị lệch, bên to bên nhỏ hoặc nâng ngực bị bên cao bên thấp ( phần nhiều do vị trí đặt túi ).

    Chọn cỡ túi độn không phù hợp

    Túi xốp Polytech có túi giả không ở Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA?

    Khi chọn sai cỡ túi để đặt vào 2 bên, khiến bên to bên nhỏ nghĩa là nặng nhẹ khác nhau. Dĩ nhiên nó dẫn đến việc ngực bên cao bên thấp do tác động của trọng lực. Vì thế, hai tình trạng này thường sẽ đi chung với nhau, vừa lệch về kích cỡ vừa chênh về độ cao.

    Chăm sóc hậu phẫu chưa đúng

    Một nguyên nhân nữa khiến nâng ngực bị bên cao bên thấp là do vận động mạnh trong thời gian điều dưỡng hậu phẫu. Ngực có thể hết cảm giác đau sau 1 - 2 tháng khi vết mổ đã lành. Tuy nhiên, túi độn bên trong cần thời gian dài hơn để có thể kết dính làm một với mô thành ngực.

    Thời gian để quá trình trên diễn ra sẽ vào khoảng 4 - 6 tháng. Việc đi tái khám định kỳ sẽ giúp bạn biết rõ hơn khi nào nó kết thúc. Vì thế, khi vận động mạnh như thể dục thể thao hoặc 'quan hệ vợ chồng' sẽ khiến túi độn dịch chuyển ra khỏi vị trí chuẩn. Khi ấy, tình trạng ngực bên cao bên thấp sẽ dần xuất hiện.

    Vật liệu cấy ghép kém chất lượng

    Cụ thể là túi độn với bề mặt khó kết nối làm một được với mô ngực. Khi ấy, túi dễ bị di chuyển lệch ra khỏi vị trí đặt đặt ban đầu, thường là trượt xuống dưới. Túi nâng ngực kém chất lượng khiến độ bám dính bị lệch. Vì thế, cái bên này không trượt hoặc trượt ít, cái bên kia trượt nhiều.

    Phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ lệch độ cao 2 bên ngực

    Một số bác sĩ thẩm mỹ ngực lâu năm nhận định rằng túi có bề mặt nhám giảm nguy cơ sai sót kể trên. Do có bề mặt nhám nên khả năng bám dính cao, mau kết làm một với thành ngực. Điều này giảm thiểu tình trạng túi độn bị xê dịch khi vận động mạnh.

    Đặc biệt, giải pháp đặt túi dưới cơ cũng được chứng minh giúp túi độn giữ chắc vị trí hơn rất nhiều. Vì thế, giải pháp để phòng tránh nâng ngực bị bên cao bên thấp là kết hợp toàn bộ cách thức vừa kể.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực giá bao nhiêu?

    nâng ngực

     

    XỬ LÝ KHI NÂNG NGỰC BỊ BÊN CAO BÊN THẤP

    Một số giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng nâng ngực bị lệch như sau:

    • Liên lạc và báo ngay cho cơ sở thẩm mỹ - nơi bạn đã nâng ngực về tình trạng bị bên cao bên thấp. Nếu có thể thì tốt hơn bạn nên đến tận nơi để được kiểm tra kỹ hơn. Họ sẽ xử lý kịp thời nếu thấy cần thiết.
    • Trường hợp mới bị trong những ngày đầu hậu phẫu, bạn sẽ phải chỉnh lại áo định hình theo hướng dẫn của bác sĩ. Ít vận động lại, giúp túi độn cân bằng hơn và ổn định vị trí.
    • Sau phẫu thuật 8 tuần trở lên vẫn bị bên cao bên thấp? Ngực sẽ cần được phẫu thuật chỉnh sửa lại.
    • Chuẩn bị tâm lý tái phẫu thuật nâng ngực là điều quan trọng không kém để kết quả tốt đẹp.
    • Tuân thủ lịch tái khám sau mổ định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐƠN GIẢN LÀ GÌ?

    • Chỉ nên đi nâng ngực ở các bệnh viện thẩm mỹ và hệ thống phòng khám uy tín.
    • Trường hợp lỡ bị cao thấp 2 bên khác nhau rồi thì sao? Bạn vẫn là chọn cơ sở có thương hiệu lâu năm, chuyên môn cao để thực hiện phẫu thuật sửa chữa. Việc tái phẫu thuật sẽ phức tạp và khó thực hiện hơn đi nâng ngực lần đầu.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực bằng mỡ tự thân.

    Khi nào có thể sửa nâng ngực bị bên cao bên thấp

    Thời điểm nên thực hiện phẫu thuật sửa lại lỗi này là sau ca nâng ngực trước đó từ 5 - 6 tháng. Lý do là cần ngực hồi phục, đủ sức khỏe để tiếp nhận một ca phẫu thuật mới.

    Vì vậy, khi thăm khám, bác sĩ sẽ chọn thời gian cụ thể dựa trên tình hình thể trạng và sự hồi phục của từng người. Điều này cũng để có sự an toàn cho bệnh nhân trong từng ca khác nhau.

    Chọn túi nâng ngực chính hãng

    Bạn nên ưu tiên lựa chọn loại túi độn có thương hiệu, rằng nó là hàng chính hãng. Hầu hết các loại túi này đã được Bộ Y Tế kiểm định và chứng nhận về chất lượng.

    Thời gian bảo hành trên lý thuyết là vô hạn. Dù vậy, thực tế sau 10 năm bạn sẽ cần lấy túi ra thay cái mới. Đây là theo cơ chế an toàn mà phẫu thuật thẩm mỹ ngực quy ước.

    Nếu bạn còn thắc mắc nào khác thì có thể liên hệ với chúng tôi qua:

    Xin cám ơn!

    To top