Cắt mí chỉ loại bỏ da hay còn mỡ và cơ nữa? Bạn có bao giờ thắc mắc về vấn đề này? Nếu đang quan tâm đến phương pháp cắt mí để tạo mắt hai mí bạn phải đọc ngay bài viết này. Kéo xuống tìm hiểu cắt mí chỉ loại bỏ da hay còn mỡ và cơ nữa ngay thôi nào!
CẮT MÍ LÀ GÌ?
Cắt mí là phương pháp phẫu thuật giúp tạo ra nếp gấp tự nhiên ở vùng mí mắt trên khi duy trì mắt ở trạng thái mở. Mí mắt tuy có cấu trúc rất mảnh nhưng lại rất phức tạp bao gồm nhiều lớp da, mỡ, cơ, kết mạc và sụn mi.
Trong đó, cơ nâng mi là phần sẽ nối liền với sụn mi ở mí mắt trên có nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng mí mắt trên và tạo nếp gấp mí ở phần da bên trong. Cắt mí sử dụng kĩ thuật rạch mổ để tạo mắt 2 mí. Theo đó bác sĩ sẽ cắt rạch một phần hoặc toàn bộ nếp mí (từ góc trong mắt về đuôi mắt).
Từ đường rạch này bác sĩ sẽ tiếp cận đến vùng túi mỡ trong và giữa, sau đó bóc tách hoặc dịch chuyển túi mỡ sang vị trí khác. Tiếp đến bác sĩ sẽ tạo liên kết giữa cân cơ nâng mi, da mi hoặc sụn mi dưới để tạo nếp mí mới cho mắt. Ở khâu cuối cùng bác sĩ sẽ loại bỏ da thừa (nếu có) rồi khâu đóng được rạch mổ bằng chỉ thẩm mỹ chuyên dụng.
Cắt mí chỉ loại bỏ da hay còn mỡ và cơ nữa?
NHẤN MÍ PHÙ HỢP VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG NHƯ:
- Người có mắt 1 mí.
- Nếp mí mờ, mí lót hoặc mắt có nhiều nếp mí.
- Mí bị sụp.
- Mí mắt lão hóa có bọng mỡ và da chảy xệ.
- Người muốn chỉnh sửa cắt mí hỏng.
NHỮNG GÌ ĐƯỢC CẮT BỎ TRONG KHI NHẤN MÍ
Trong cắt mí, có 3 kĩ thuật được áp dụng chính là cắt mí một phần và toàn phần. Việc áp dụng kĩ thuật nào sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên các yếu tố như: Mức độ da và mỡ thừa, độ phồng của mí mắt, chức năng của cơ nâng mi (có suy yếu hay không).
Tuy nhiên, một điều chắc chắn trong bất cứ một cuộc phẫu thuật cắt mắt 2 mí nào là da hầu như là phần luôn bị loại bỏ. Ngoài ra, phần mỡ và cơ cũng có thể làm mỏng, dịch chuyển hoặc cắt bỏ một cách có kế hoạch nếu cần thiết.
Có thể xem thêm bài viết: Cắt mí mắt Hàn Quốc những ưu điểm khi thực hiện tại MEDIKA
Bác sĩ cũng sẽ đánh giá chung vùng mắt của bạn. Nếu mắt bạn gặp tình trạng trũng sâu thì việc cắt bỏ bọng mắt, bỡ thừa là không nên. Tuy nhiên, với những trường hợp mí mắt trên có bọng mỡ dày thì cần tiến hành loại bỏ mỡ một cách tối đa sau đó tiến hành tạo nếp mí mới ở vị trí thấp có thể.
Nếu bác sĩ tạo nếp mí cao quá thì có thể dẫn đến khe mi mắt mở to hết cơ và tạo cảm giác khó chịu khi mở mắt. Đặc biệt với những trường hợp mí mắt bị sụp.
Cắt mí chỉ loại bỏ da hay còn mỡ và cơ nữa?
Đối với những trường hợp mắt 1 mí, mắt bụp do có nhiều mỡ và da thừa thì cần thiết phải tiến hành loại bỏ mỡ và da thừa để tạo nếp mí cho mắt. Trong trường hợp nếu mắt bạn bị lồi bác sĩ sẽ chỉ cần loại bỏ da sau đó tạo nếp mí thấp hơn bình thường là được.
Nhìn chung, da, mỡ và cơ đều sẽ được loại bỏ khi cắt mí. Dù vậy thì không phải bất cứ một cuộc phẫu thuật cắt mí nào cũng loại bỏ hết cả 3 thành phần này. Bác sĩ cũng sẽ hạn chế loại bỏ đồng thời cả da, cơ và mỡ bởi nếu lạm dụng có thể khiến cho mắt bị trũng, khiến phần cấu trúc xương hốc mắt lộ rõ.
Có thể xem thêm bài viết: Cắt mí mắt vì sao không nên tạo nếp mí quá to?
Điều này chỉ làm gương mặt trông già hơn và lộ dấu hiệu đã từng can thiệp dao kéo. Riêng kĩ thuật nhấn mí tại MEDIKA rất ít khi cắt bỏ cơ vì theo kinh nghiệm, nếp gấp mí mắt sẽ đẹp hơn sau phẫu thuật nếu lớp cơ được giữ nguyên.
Cắt mí là tiểu phẫu nhỏ bạn có thể ra về ngay mà không cần nghỉ dưỡng tại Bệnh viện. Sau nhấn mí bạn cần vệ sinh vết mổ mỗi ngày và bôi thuốc mỡ, thoa kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật. Duy trì liên tục khoảng 3 tuần đầu. Để giảm sưng nề nhanh bạn có thể chườm đá liên tục trong 48 giờ đầu. Sau 5 - 7 ngày bạn có thể được tháo bỏ chỉ khâu.