LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Tìm hiểu về các loại chất liệu sụn nâng mũi

    Ngoài tay nghề của bác sĩ, công nghệ ứng dụng thì chất liệu sụn cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả thẩm mỹ đạt được và độ an toàn hậu nâng mũi. Vậy hãy cùng MEDIKA tìm hiểu về các loại chất liệu sụn nâng mũi hiện nay.

    Hiện nay có 2 loại sụn được sử dụng chính trong nâng mũi:

    SỤN SINH HỌC NHÂN TẠO CAO CẤP

    Là các loại sụn được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có ngành công nghệ thẩm mỹ phát triển như: Mỹ, Anh, Hàn, Nhật, Ấn Độ,…sụn nhân tạo thường được dùng để làm thanh độn chỉnh hình sống mũi và bọc đầu mũi.

    Tìm hiểu về các loại chất liệu sụn nâng mũiTìm hiểu về các loại chất liệu sụn nâng mũi

     

    Đối với loại sụn nhân tạo cao cấp thì phổ biến hiện nay chính là silicon. Thường thì sụn nhân tạo silicon có dạng đúc sẵn, rất bền, dai, có thể cắt gọt và tạo hình theo ý muốn của bác sĩ. Với sự phát triển ngoài càng cao của ngành thẩm mỹ thì hầu hết sụn silicon được dùng trong nâng mũi hiện nay đều ít phản ứng với cơ thể. Ngoài ra, cũng có một số loại sụn khác được sử dụng nhưng không được ưa chuộng như Gore-text, Dacron, Medpor,…

    SỤN TỰ THÂN

    Đây là loại sụn được lấy từ chính cơ thể của khách. Nó đảm bảo tương thích với cơ thể, không gây ra các phản ứng đào thải, viêm nhiễm,… Vì thế, nâng mũi sử dụng sụn tự thân được đánh giá là khá an toàn.

    Sụn tự thân hiện nay được chia ra làm các loại sụn chính sau:

    Sụn vách ngăn

    Được đánh giá là chất liệu chuẩn để nâng cao sóng mũi. Ưu điểm nổi bật: Ít  gây ra biến chứng, bóng đỏ, lộ sóng,.. Ngoài ra, với loại sụn này, bác sĩ sẽ dễ dàng để tạo hình dáng mũi.

    Khi nâng mũi ở độ cao vừa phải, sụn vách ngăn được xem là khá thích hợp. Để lấy sụn vách ngăn, đường mổ được tạo trong lỗ mũi ;hoặc đường mổ ở bên ngoài mũi.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Có nên nâng mũi không?

    Các loại vật liệu sụn tự thânTìm hiểu về các loại chất liệu sụn nâng mũi

    Sử dụng sụn vành tai

    Chất liệu chính được sử dụng trong nâng mũi sụn tự thân hiện nay. Loại sụn này được lấy ở tai, với đường mổ sau tai. Bác sĩ có thể dễ dàng lấy sụn ở loa tai.

    Ưu điểm:  Sẹo mổ nằm sát ngay rảnh sau tai (cách 3 - 4 mm) nên rất khó nhận thấy sau mổ. Không những thế, thực hiện lấy sụn vành tai không để lại bất kỳ di chứng hay biến dạng ở tai. Hiện nay, khá nhiều người quan tâm đến nâng mũi sụn tai. Độ phổ biến của cách dùng loại sụn này cũng rất cao.

    Sụn sườn

    Sụn sườn được ví như báu vật trong nâng mũi. Là loại sụn được lấy ở sườn, thương lấy sụn sườn số 6 hoặc 7 hoặc cả hai. Thông thường, nếu bác sĩ lấy sụn sẽ lấy ở bên phải và lấy một đoạn sụn sườn dài 5 - 7 cm.  Đường rạch để lấy sụn dài 3cm, ngay ở nếp vú nên thường được che khuất. Lấy một đoạn sụn sườn dài 5 - 7 cm.

    ⇒ Tham khảo bài viết: Hướng dẫn chăm sóc mũi đúng cách sau nâng mũi.

    CHI TIẾT KỸ THUẬT TÙY CHỈNH LẠI SỤN

    Trong quá trình phẫu thuật, để tránh tình trạng sụn bị cong, vênh các bác sĩ lấy phần lõi trung tâm của sụn sườn để nâng sống mũi. Ngoài ra, trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ ngâm phần lõi sụn sườn 20 phút trong khi gọt, sau đó xem lại có bị cong vênh không.  Sau 20 - 30 phút nếu thấy có độ cong vênh của sụn, bác sĩ sẽ gọt sụn ở mặt lõm để làm mất đi các lực gây nên sự biến dạng.

    Mũi đẹp sau khi nâng bằng sụn tự thân và sinh học

    Bạn vẫn còn thắc mắc khác về việc về các loại chất liệu sụn nâng mũi? Hoặc muốn biết giá nâng mũi hiện tai? Hãy liên hệ với bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA để được tư vấn kỹ hơn qua các kênh sau:

    Chúc bạn mau chóng có một chiếc mũi cao đẹp như ý!

    To top