Túi độn mông di lệch, chảy xệ sau một thời gian sau phẫu thuật độn mông là biến chứng không mong muốn. Vậy túi độn mông di lệch chảy xệ sau nâng mông phải làm sao để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TÚI ĐỘN MÔNG DI CHUYỂN, CHẢY XỆ
Những trường hợp gặp tình trạng túi độn di lệch, chảy xệ sau nâng mông đa phần là trường hợp chọn vị trí đặt túi độn trên cơ hoặc dưới cân cơ. Nhìn chung về quá trình bóc tách đặt túi độn trên cơ hoặc dưới cân cơ khá đơn giản, với những bác sĩ ít kinh nghiệm thường chọn giải pháp này. Đồng thời nó có thể tạo cho mông có độ nhô cao hơn.
Thông thường khi túi độn bị di lệch, chảy xệ bạn sẽ thấy những biểu hiện như túi độn di chuyển trong mông. Sau một thời gian độn mông nó sẽ làm rộng hoặc khiến khoang chứa kéo dài hơn, túi độn nằm không đúng vị trí. Nhìn bên ngoài bạn sẽ thấy mông của mình có hình dạng dài hơn so với bình thường bởi lúc này da và túi độn cùng chảy xuống, phần trên mông lép xẹp còn phía dưới mông thì xệ và to bất hường.
Thậm chí có nhiều trường hợp khi mông bị chảy xệ có thể kẹp được cái bút chì mà không làm rơi, vùng mông thấy rõ các khấc mông mất tự nhiên.
Túi độn mông di lệch chảy xệ sau nâng mông phải làm sao?
Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, tình trạng túi độn mông di lệch, chảy xệ có thể kéo theo nhiều biến chứng khác như tụ dịch hoặc co thắt bao xơ. Thậm chí túi độn sẽ bào mòn lớp mỡ mông.
Ngoài việc chọn sai vị trí đặt túi độn nâng mông. Nguyên nhân khác dẫn đến túi độn di lệch, chảy xệ là do việc bóc tách khoang chứa quá rộng hoặc do ảnh hưởng của các biến chứng khác như: Tụ dịch, tụ máu. Kĩ thuật bóc tách khoang là vô cùng quan trọng trong nâng mông bằng túi độn. Việc bóc tách khoang không chuẩn, quá rộng sẽ tạo điều kiện cho túi độn dịch chuyển. Theo thời gian nó sẽ khiến khoang chứa giãn rộng hoặc kèo dài mất thẩm mỹ.
Thêm vào đó nếu bóc tách quá rộng sẽ khiến việc xâm lấn quá mức gây chảy máu nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến tụ dịch, tụ máu. Những khối dịch tụ, máu tụ khi tồn tại lâu sẽ gây chèn ép túi độn làm nó bị xô lệch.
Do “tham” đặt túi độn size quá to. Nếu túi độn có size quá to, trên 500CC và được đặt ở trên cơ thì theo thời gian sẽ tạo áp lực lớn lên da mông. Khoang chứa đặt túi độn được tạo bởi lớp mô mỏng manh không thể giữ nó ổn định tại vị trí. Từ đó túi độn sẽ bị kéo giãn và chảy xệ, di lệch khỏi vị trí.
Do những tác động của lão hóa. Theo thời gian, phần mô tuyến và da mông sẽ bị lẽo hóa từ đó khả năng nâng đỡ túi độn nâng mông cũng sẽ giảm dần. Vùng mông vốn chịu nhiều áp lực từ cơ thể chính vì thế nguy cơ khoang chứa lỏng lẻo dẫn đến tình trạng túi độn chảy xệ.
Túi độn mông di lệch chảy xệ sau nâng mông phải làm sao?
CÁCH KHẮC PHỤC TÚI ĐỘN MÔNG DI LỆCH, CHẢY XỆ
Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến túi độn chảy xệ, di lệch sau nâng mông. Bạn cần được thăm khám cụ thể để bác sĩ xác định rõ nguyên nhân. Vậy làm sao để khắc phục túi độn mông di lệch, chảy xệ?
Nhiều người khi nhận thấy những biểu hiện túi độn mông di chuyển, chảy xệ thường tìm cách tập luyện với hi vọng cơ mông sẽ co săn chắc hơn, giúp nâng túi độn mông lên. Tuy nhiên nhiều chuyên gia thẩm mỹ chia sẻ, việc tập luyện chỉ thêm gây áp lực lên vùng mông, từ đó khiến túi độn mông chảy xệ nhanh hơn và việc khắc phục sau đó có thể sẽ phức tạp hơn.
MEDIKA khuyên bạn nếu thấy những biểu hiện của việc túi độn di lệch, chảy xệ hãy tìm giải pháp can thiệp ngay trước khi da mông bị giãn quá mức và mất đi khả năng đàn hồi.
Đa phần những trường hợp túi độn mông chảy xệ, di lệch thì cần tiến hành phẫu thuật lại. Từ đó bác sĩ sẽ giúp loại bỏ túi độn cũ, thay thế túi mới với size độn phù hợp và chọn vị trí trong cơ để đặt túi độn. Trường hợp nếu da mông bị giãn rộng lỏng lẻo thì có thể bạn cần cắt bỏ da dư để có được dáng mông săn chắc.
Tóm lại việc nâng mông của bạn ngay từ đầu nên lựa chọn đúng size độn, vị trí đặt túi độn và có cách chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Có như vậy mới hạn chế nguy cơ di lệch, chảy xệ túi độn mông.