Nếu như bạn là một người sở hữu một chiếc mũi kém xinh và nhiều khuyết điểm thì chắc chắn nâng mũi cấu trúc sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Với việc kết hợp cả 2 loại sụn nâng mũi, các bác sĩ có thể đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như tính an toàn cho khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những loại sụn tự thân thường được sử dụng để nâng mũi cấu trúc.
NÂNG MŨI CẤU TRÚC CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
Giải pháp nâng mũi cấu trúc S Line - Độ cong mềm mại hình chữ S là một trong số ít những kĩ thuật cho phép các bác sĩ có thể can thiệp chỉnh sửa toàn bộ nhược điểm trên cấu trúc mũi. Các bác sĩ đã sử dụng sụn sinh học định hình để nâng cao sóng mũi, đồng thời sụn tự thân sẽ được dùng để bọc bảo vệ đầu mũi và dựng trụ.
Chính vì sự kết hợp này, bác sĩ có thể đem đến cho bạn được một chiếc mũi đẹp hoàn hảo chỉ với một lần thực hiện thẩm mỹ, đồng thời có thể đảm bảo sự an toàn của khách hàng sử dụng dịch vụ. Thế nên dù có đang gặp bất kì vấn đề nhược điểm nào trên mũi bạn hoàn toàn có thể được khắc phục một cách dễ dàng.
Ngoài ra nâng mũi cấu trúc còn có một ưu điểm đặc biệt đó chính là tái cấu trúc lại dáng mũi mới cho khách hàng. Với những chị em đã thực hiện nâng mũi nhiều lần trước đó, khiến cho xương sụn mũi không còn được chắc chắn và gây khó khăn trong việc chỉnh hình sau này. Tuy nhiên với nâng mũi cấu trúc thì điều này hoàn toàn dễ dàng, sụn tự thân dựng trụ mũi sẽ giúp cho chiếc mũi mới của bạn trở nên ổn định và chắc chắn hơn.
NHỮNG LOẠI SỤN TỰ THÂN THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NÂNG MŨI CẤU TRÚC
Có thể thấy được rằng trong kĩ thuật nâng mũi cấu trúc có sử dụng sụn tự thân để thực hiện nâng mũi cho khách hàng. Tuy nhiên những loại sụn nào được sử dụng trong kĩ thuật làm đẹp này. Điều này là thắc mắc của rất nhiều chị em khi có ý định thực hiện phẫu thuật nâng mũi đẹp.
Hiện nay 3 loại sụn tự thân được sử dụng để nâng mũi đó chính là sụn sườn, sụn tai và sụn vách ngăn. Mỗi loại sụn này sẽ có những tính chất cũng như mang đến những hiệu quả khác nhau cho khách hàng.
Sụn tai là loại sụn được lấy ở sụn vành tai của khách hàng sử dụng dịch vụ, loại sụn này được đánh giá nằm ở vị trí dễ bóc tách. Với tính chất mềm dẻo cùng hình dáng bo tròn, sụn tai thường được các chuyên gia chỉ định sử dụng để bọc bảo vệ đầu mũi cho khách hàng. Hạn chế những tác động của sụn nhân tạo lên vị trí đầu mũi.
Những loại sụn tự thân thường được sử dụng để nâng mũi cấu trúc
Sụn vách ngăn là loại sụn nằm trong vách ngăn mũi của khách hàng. Thông thường chỉ định thực hiện loại sụn này sẽ được đưa ra trong lúc phẫu thuật. Bởi lẽ tình trạng lệch vách ngăn chỉ có thể được phát hiện khi chụp x - quang hoặc mở khoang mũi. Bác sĩ sẽ dùng sụn vách ngăn để tái tạo lại vách ngăn mũi cho những trường hợp khách hàng bị lệch vách ngăn.
Sụn sườn là một loại sụn được đánh giá là khó bóc tách, vì nằm ở vị trí xương sườn số 6 hoặc số 7 của khách hàng, nên kĩ thuật lấy sụn sườn đòi hỏi bác sĩ phải thật tỉ mỉ và có kinh nghiệm lâu năm. Với tính chất cứng và thẳng, đây là một chất liệu tối ưu được sử dụng để dựng trụ mũi.
Xem tiếp bài viết: Nâng mũi cấu trúc giải cứu thành công những ca mũi tai nạn
Tuy nhiên với phương pháp nâng mũi cấu trúc, các bác sĩ chỉ sử dụng 2 loại sụn tự thân đó chính là sụn vách ngăn và sụn tai. Với những trường hợp khách hàng cần thực hiện tái cấu trúc ở mức độ nhẹ giải pháp phẫu thuật nâng mũi đẹp này hoàn toàn có thể thực hiện được. Thế nhưng với những trường hợp nghiêm trọng bác sĩ sẽ cần sử dụng đến sụn sườn để mang đến hiệu quả tối ưu cho khách hàng.
Để có những chỉ định nâng mũi cấu trúc và sử dụng sụn chính xác, bạn nên đến trực tiếp địa chỉ thẩm mỹ để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và tư vấn miễn phí nhé.