Treo chân mày là kĩ thuật giúp “đảo ngược” tác động của lực hấp dẫn và thắt chặt các mô mềm dưới trán. Từ đó giúp “hồi xuân” cho vùng trán, vùng chân mày trẻ trung hơn. Trong bài viết này, hãy cùng xem chủ đề thẩm mỹ treo chân mày điểm danh các kĩ thuật tại MEDIKA được áp dụng hiện nay nhé!
KĨ THUẬT TREO CHÂN MÀY QUA ĐƯỜNG ĐỈNH ĐẦU
Trước tiên, để áp dụng đúng kĩ thuật treo chân mày bác sĩ sẽ thăm khám thật kĩ lưỡng và đánh giá tình trạng sa trễ vùng da dưới chân mày của bạn.
Để treo chân mày qua đường đỉnh đầu bác sĩ sẽ tiến hành thao tác cắt rạch một đường dài chạy theo đường chân tóc hoặc ở bên trong những nếp nhăn của trán. Sau đó bác sĩ sẽ tách da ra khỏi phần mô tế bào bên dưới. Tiếp đến bác sĩ sẽ nới lỏng phần cơ, tiếp cận vùng mỡ và loại bỏ chúng. Nếu có da thừa bác sĩ cũng sẽ cắt bỏ. Cuối cùng bác sĩ sẽ kéo vùng da còn lại lên và khâu chân mày vào đúng vị trí.
Đây là kĩ thuật nâng chân mày truyền thống. Do độ phức tạp của kĩ thuật chính vì thế treo chân mày không phải bác sĩ thẩm mỹ nào cũng có thể thực hiện. Chỉ những bác sĩ có kinh nghiệm và thực sự vững về chuyên môn mới có thể thao tác chính xác.
Treo chân mày điểm danh các kĩ thuật tại MEDIKA
KĨ THUẬT TREO CHÂN MÀY
Kĩ thuật treo cung mày được thực hiện với những ca gặp tình trạng sa trễ chân mày nhẹ.
Với phương pháp này bác sĩ sẽ rạch một vài đường nhỏ ngay phần da đầu. Sau đó sẽ đưa một ống có tiết diện mảnh, dài và có đèn soi gắn máy camera vào trong. Nhờ thiết bị này bác sĩ có thể quan sát toàn bộ và can thiệp sâu vào cấu trúc bên dưới vùng trán.
KĨ THUẬT RẠCH MỔ GIỚI HẠN
Kĩ thuật treo chân mày rạch mổ giới hạn là sự kết hợp giữa ưu điểm của 2 kĩ thuật trên. Theo đó, bác sĩ sẽ rạch một đường ngay đỉnh đầu. Sau đó sẽ chỉ dùng một phần nhỏ của đường rạch để nâng phần ngoài của chân mày lên. Với đường rạch ngoài này bác sĩ sẽ chỉ cần quan sát bằng mắt thường là đủ.
Việc áp dụng kĩ thuật rạch mổ giới hạn trong nâng chân mày sẽ giúp ẩn các vết sẹo lẫn vào trong đường chân tóc ở thái dương nên hạn chế tối đa tình trạng sẹo lộ. Kể cả với những người đàn ông gặp tình trạng hói tóc.
Xem thêm: Treo chân mày những vấn đề quan trọng cần lưu ý
Nhược điểm của kĩ thuật treo chân mày này chính là không khắc phục triệt để được tình trạng sa trễ của phần giữa chân mày. Tuy nhiên nó lại có thể làm giảm nếp nhăn phần đuôi và khóe mắt.
Nếu treo cung mày có kết hợp với cắt mí mắt thì có thể cải thiện các đường “chân chim” vùng mắt và nâng cao, trẻ hóa phần chân mày bên trong. Từ đó giúp bạn đạt được kết quả tối ưu.
Treo chân mày điểm danh các kĩ thuật tại MEDIKA
QUY TẮC CHUNG KHI THỰC HIỆN TREO CHÂN MÀY
Với mỗi khách hàng sẽ có đặc điểm gương mặt và yêu cầu khác nhau. Chính vì thế bác sĩ sẽ dựa trên những điều này để lựa chọn kĩ thuật nâng chân mày.
Tuy nhiên đa phần đối với những ai tìm đến phương pháp nâng chân mày đều gặp 3 vấn đề chung là mí mắt xuất hiện da thừa, sụp mí mắt trên và chân mày bị sa trễ. Do đó khi thực hiện bác sĩ cần giải quyết đồng thời 3 vấn đề này để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối đa.
Tham khảo: Treo chân mày có nên thực hiện? TOP 3 lời khuyên của chuyên gia
Bác sĩ sẽ đánh giá các vấn đề như: Đường chân tóc, kiểu tóc bạn yêu thích sau đó sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn thích hợp sao cho ít để lại sẹo. Dưới đây là 3 quy tắc chung khi thực hiện treo cung mày:
- Trường hợp chân mày sa trễ nhẹ đến mức độ vừa bác sĩ sẽ áp dụng kĩ thuật nâng chân mày.
- Trường hợp chân mày sa trễ nặng và xuất hiện các nếp nhăn sâu thì bác sĩ sẽ áp dụng kĩ thuật treo cung mày truyền thống qua đường đỉnh đầu.
- Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nâng chân mày dưới da nếu khách hàng có trán cao, muốn tránh việc đẩy đường chân tóc lên cao. Những đường rạch nằm sát chân tóc cùng những vết sẹo mổ sẽ được che phủ khéo léo dưới tóc.
MEDIKA.vn hy vọng với những chia sẻ cụ thể về các kĩ thuật treo chân mày bạn đã có thêm thông tin bổ ích về dịch vụ. Đừng ngại ngần đặt câu hỏi nếu bạn vẫn còn thắc mắc nhé!