THÁNG TÔN VINH PHÁI ĐẸP - LAN TỎA YÊU THƯƠNG, TRAO QUÀ NHAN SẮC

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Dấu hiệu nhiễm trùng sau độn cằm

    Làm sao để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng sau độn cằm? Có cách nào để tránh được biến chứng sau độn cằm? Bạn có muốn giải đáp hai câu hỏi trên hay không? Hãy cùng MEDIKA tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

     

    NHIỄM TRÙNG SAU ĐỘN CẰM

    Nhiễm trùng là một trong những biến chứng có thể xảy ra sau bất kì quy trình thẩm mỹ nào. Trong đó bao gồm cả phương pháp độn cằm. Các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng, rủi ro biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật độn cằm là rất ít, tuy nhiên vẫn có nguy cơ xảy ra.

    Thông thường đối với người có cơ địa bình thường, chỉ khoảng sau 5 - 7 ngày những dấu hiệu sưng đỏ vùng cằm trước đó sẽ thuyên giảm dần. Miệng vết thương cũng khô và khép lại. Tuy nhiên nếu bạn thấy những dấu hiệu sưng nề, đau nhức và hiện tượng đỏ da kéo dài lâu thì có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng sau độn cằm.

    Ngoài ra bạn có thể căn cứ dựa trên các dấu hiệu khác để nhận biết biến chứng nhiễm trùng như: Cơ thể sốt cao, đỏ tấy vùng cằm, tình trạng đau nhức ngày một nặng, sờ vào vùng cằm thấy nóng ấm, có mùi khó chịu, mưng mủ, rỉ dịch…để có biện pháp xử lý kịp thời, tốt hơn hết bạn nên báo ngay cho bác sĩ phẫu thuật.

    Độn cằm V line cần làm gì trước và sau khi thực hiệnDấu hiệu nhiễm trùng sau độn cằm

     

    NHIỄM TRÙNG ĐỘN CẰM XẢY RA CÓ THỂ DO NHIỀU NGUYÊN NHÂN

    • Do quá trình phẫu thuật không áp dụng đúng kĩ thuật vô trùng hoặc kĩ thuật bác sĩ bóc tách quá sâu gây chảy máu nhiều dẫn đến tụ máu và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
    • Do việc vệ sinh, chăm sóc vết mổ không được đảm bảo. Nếu bạn thường xuyên chạm vào vết mổ hoặc vệ sinh không đúng cách vùng cằm có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng
    • Do hệ miễn dịch yếu: Đối với những bạn từng hút thuốc lá trong thời gian dài, thừa cân hoặc dùng bia rượu nhiều thì nguy cơ nhiễm trùng độn cằm sẽ cao hơn.

     

    Tóm lại khi thấy những dấu hiệu trên thì bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định có phải là nhiễm trùng hay chỉ là bị dị ứng với băng gạc mà thôi.

     

    CÁCH ĐỂ TRÁNH BIẾN CHỨNG SAU ĐỘN CẰM

    Để tránh biến chứng nhiễm trùng và các biến chứng khác sau độn cằm, đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé:

     

    LỰA CHỌN CƠ SỞ THẨM MỸ UY TÍN

    Một địa chỉ thẩm mỹ độn cằm uy tín, chất lượng phải đảm bảo các tiêu chí sau:

    • Được Bộ Y tế cấp phép thực hiện dịch vụ.
    • Phẫu thuật thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm.
    • Công nghệ thẩm mỹ hiện đại.
    • Cơ sở vật chất khang trang.

     

    Độn cằm tuy chỉ là tiểu phẫu đơn giản nhưng bạn cũng nên đề ra một vài tiêu chí cần thiết khi tìm địa chỉ thực hiện. Tránh trường hợp vì ham độn cằm giá rẻ mà bỏ qua chất lượng của cơ sở thẩm mỹ đó.

    Dấu hiệu nhiễm trùng sau độn cằmDấu hiệu nhiễm trùng sau độn cằm

     

    QUY TRÌNH PHẪU THUẬT ĐẢM BẢO VÔ TRÙNG

    Đối với một địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bao giờ trước khi tiến hành bác sĩ cũng sẽ tiến hành sát khuẩn đảm bảo vô khuẩn thật tốt. Ngoài ra, cuộc phẫu thuật sẽ được tiến hành trong phòng mổ đã được vô trùng kĩ lưỡng. Chính vì thế nguy cơ để xảy ra nhiễm trùng là rất thấp.

     

    CHĂM SÓC HẬU PHẪU ĐÚNG CÁCH

    Như trong nhiều bài viết MEDIKA đã chia sẻ, 20% sự thành công của một ca phẫu thuật phụ thuộc rất lớn vào việc chăm sóc hậu phẫu. Nếu bạn được thực hiện đúng kĩ thuật, đảm bảo vô trùng tuyệt đối nhưng không biết cách chăm sóc đúng thì nguy cơ nhiễm trùng độn cằm là rất cao.

     

    Hãy tìm đọc những kiến thức cũng như cách chăm sóc hậu phẫu đúng và tuân thủ theo đúng hướng dẫn bạn nhé. Bên cạnh đó hãy tránh ăn những thực phẩm quá cay nóng, nhiều dầu mỡ cùng như những đồ có nguy cơ gây dị ứng, sẹo lồi như: Thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống, đồ nếp…

     

    SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐỘN CHẤT LƯỢNG

    Hãy chắc rằng vật liệu độn bạn sử dụng có nguồn góc 100% chính hãng từ nhà sản xuất nhé! Tránh vì ham rẻ và sử dụng những vật liệu độn kém chất lượng, không rõ nguồn góc xuất xứ.

    Trên là những chia sẻ về phương pháp độn cằm. Nếu thấy bài viết hữu ích đừng quên chia sẻ để nhiều người cùng đọc hơn nhé!

    To top