Độn cằm là giải pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng cằm lẹm, ngắn, cằm nhỏ...Giúp bạn sở hữu dáng cằm như ý, cân đối với tổng thể gương mặt. Cũng như nhiều phương pháp thẩm mỹ khác, độn cằm cũng có những biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật. Vậy những rủi ro khi độn cằm bạn có thể gặp là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
ĐỘN CẰM DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Quy trình độn cằm được thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ kết hợp việc tiêm thuốc an thần tĩnh mạch (tiền mê) tuy nhiên vẫn có nhiều địa chỉ thực hiện gây mê toàn thân nếu như cuộc phẫu thuật phức tạp hơn hoặc khách hàng yêu cầu.
Trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường mổ nhỏ dưới cằm hoặc trong khoang miệng, tiếp đến sẽ tạo khoang chứa để đưa miếng độn cằm (đã được cắt gọt sẵn) vào và nắn chỉnh sao cho nó ôm quanh xương hàm. Đối với những trường hợp cằm quá nhỏ thì có thể cần tiến hành cắt và di chuyển xương hàm để nhường chỗ cho miếng độn. Sau đó miếng độn sẽ được cố định vào xương hàm bằng các mũi khâu hoặc ốc vít.
Sau khi đã đặt miếng độn cố định đúng vị trí bác sĩ sẽ khéo léo khâu vết mổ lại và nẹp định hình băng ép cho vùng cằm.
Thông thường quá trình phẫu thuật độn cằm sẽ diễn ra từ 60 - 90 phút, nếu bạn chọn kết hợp với quy trình dịch vụ khác thì thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài hơn. Sau phẫu thuật độn cằm tốt hơn hết bạn nên dành hẳn 3 - 5 ngày để nghỉ ngơi hoàn toàn. Và sau khoảng 3 - 4 tuần hồi phục thì bạn có thể trở lại với các bài tập cường độ cao. Thời gian hồi phục sau độn cằm, hết hẳn các biểu hiện sưng tê có thể bạn sẽ cần đến 3 tháng.
NHỮNG RỦI RO KHI ĐỘN CẰM BẠN CÓ THỂ GẶP
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các biến chứng sau độn cằm. Có thể là do tay nghề của bác sĩ thiếu kinh nghiệm, lựa chọn sai địa chỉ phẫu thuật, do cơ địa hoặc do quá trình chăm sóc của bạn không đúng cách. Dưới đây là những rủi ro phổ biến khi độn cằm bạn có thể gặp phải:
TÊ Ở MÔI HOẶC CẰM
Tê ở môi hoặc cằm hay còn được gọi là dị cảm. Cấu trúc bên trong cằm có 2 dây thần kinh cằm đi ra từ hàm dưới. Nếu bạn chọn đường phẫu thuật qua đường rạch nhỏ dưới cằm thì trong quá trình đưa miếng độn vào bác sĩ sẽ không thể nhìn thấy những dây thần kinh này.
Việc phẫu thuật sẽ khiến cho toàn bộ phận mô mềm ở vùng cằm bị tách rời khỏi xương hàm để tạo khoang chứa miếng độn. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các dây thần kinh nằm trong lớp mô mềm dẫn đến tình trạng mất cảm giác một hoặc hai bên môi và cằm.
Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi dây thần kinh này là dây thần kinh cảm giác chứ không phải dây thần kinh vận động. Do đó vùng môi vẫn có thể cử động bình thường. Tuy nhiên để những dây thần kinh này hồi phục cũng có thể sẽ mất từ vài tuần đến vài tháng, hiếm gặp hơn thì mất đến 1 năm.
Những rủi ro khi độn cằm bạn có thể gặp
NHIỄM TRÙNG
Nhiễm trùng vùng cằm là biến chứng cực kì nguy hiểm bạn cần lưu ý tuy nhiên nó rất ít xảy ra nếu bác sĩ tuân thủ kĩ thuật vô trùng khi phẫu thuật và miếng độn cằm được đưa vào khoang đặt miếng độn qua đường rạch ngoài da.
Biểu hiện dễ nhận thấy nếu bạn bị nhiễm trùng sau độn cằm đó chính là vùng cằm xuất hiện các dấu hiệu đau nhức kéo dài. Ngoài ra cơ thể còn phát sốt, nóng. Nhiễm trùng thường diễn ra trong vòng vài tuần đầu sau phẫu thuật. Lúc này biện pháp tối ưu bạn chỉ có thể lựa chọn là tháo bỏ miếng độn cằm, dùng thuốc kháng sinh cho đến khi nhiễm trùng khỏi sau đó mới tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa.
MIẾNG ĐỘN LỆCH VỊ TRÍ
Miếng độn bị lệch vị trí có thể do kích thước không phù hợp hoặc cằm của bạn có hình dáng thiếu cân đối. Ngoài ra nếu khoang chứa miếng độn không được tạo chính xác thì nguy cơ lệch vị trí miếng độn cằm cũng dễ xảy ra. Để đảm bảo tránh nguy cơ này bác sĩ sẽ dùng chỉ tự tiêu để khâu có định miếng độn với xương hàm hoặc dùng vít để gắn cố định miếng độn đúng vị trí.
Nói chung có 3 rủi ro phổ biến bạn có thể gặp phải khi độn cằm là lệch miếng độn, nhiễm trùng và tê ở môi/cằm. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin thực sự hữu ích về dịch vụ thẩm mĩ này.