LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Nâng mũi S line có tháo sóng được không?

    Là một phái đẹp Á Đông chắc hẳn bạn sẽ không thể nào bỏ qua được kĩ thuật nâng mũi S line. Được mệnh danh là giải pháp làm đẹp quốc dân mang đến cho phái đẹp vẻ đẹp thu hút, nâng mũi S line luôn được chị em ưu tiên khi thực hiện nâng mũi. Tuy nhiên với những trường hợp không đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn thì câu hỏi nâng mũi S line có tháo sóng được không được nhiều chị em quan tâm.

     

    NHỮNG AI NÊN THỰC HIỆN THÁO CHÂT LIỆU ĐỘN MŨI

    Chắc hẳn khi thực hiện nâng mũi, điều các chị em mong muốn đó chính là sở hữu cho mình một chiếc mũi đẹp lâu dài theo thời gian. Mặc dù nâng mũi S line hoàn toàn có thể đem đến cho bạn được một hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời, tuy nhiên việc này chỉ được đảm bảo khi bạn được thực hiện phẫu thuật đúng cách, được các bác sĩ giàu kinh nghiệm tiến hành thao tác và không xảy ra sai sót.

    Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp khách hàng sẽ cần phải thực hiện tháo sụn độn mũi do vô tình lựa chọn phải địa chỉ làm đẹp kém chất lượng. Những trường hợp đó chính là dáng mũi không được đẹp như mong muốn, mũi bị hỏng do những biến chứng sóng mũi lệch vẹo, nhiễm trùng, bóng đỏ lộ sóng, tụt sóng mũi, dị ứng đào thải chất liệu độn… ngoài ra với những trường hợp nâng mũi một thời gian dài thì cũng cần được tháo ra.

    Nâng mũi S line có tháo sóng được không? - Tại Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA

     

    NÂNG MŨI S LINE CÓ THÁO SÓNG ĐƯỢC KHÔNG?

    Với những phương pháp nâng mũi bình thường các bác sĩ chỉ sử dụng chất liệu sụn nhân tạo để cải thiện những nhược điểm trên chiếc mũi. Chính vì thế việc thực hiện tháo sụn mũi cũng không có gì khó khăn. Tuy nhiên với kĩ thuật nâng mũi S line, các bác sĩ can thiệp chỉnh sửa toàn diện chiếc mũi. Chính vì thế việc rút sụn khiến cho nhiều chị em lo lắng.

    Các chuyên gia của bệnh viện thẩm mỹ chia sẻ rằng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tháo sụn nâng mũi S line một cách dễ dàng. Đây chỉ là một tiểu phẫu vô cùng đơn giản và không cần tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên để có thể đảm bảo được an toàn, những ca thẩm mỹ này cần được các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao trực tiếp thực hiện. Hoàn toàn không gây ra xâm lấn hay sai sót gì ảnh hưởng đến mũi cũng như vùng xung quanh.

    Chính vì thế nếu như bạn đang có ý định thực hiện tháo sụn nâng mũi S line, bạn nên tìm cho mình một địa chỉ thẩm mỹ chất lượng. Nên là các bệnh viện để có thể được đảm bảo tối đa an toàn cũng như đạt được hiệu quả chỉnh sửa mũi tối ưu cho lần phẫu thuật nâng mũi tiếp đó.

    Nâng mũi S line có tháo sóng được không? - Ở Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA

     

    THỜI ĐIỂM VÀNG TIẾN HÀNH THÁO SỤN MŨI

    Mặc dù tiểu phẫu tháo sụn mũi không quá phức tạp, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng nên thực hiện tháo sụn mũi. Bạn nên thực hiện vào một thời điểm hợp lý để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến chiếc mũi.

     

    NGAY SAU KHI CẮT CHỈ:

    Với một số trường hợp biến chứng nguy hiểm, lúc này những chỉnh sửa mũi diễn ra càng sớm càng tốt. Việc này sẽ ngăn chặn những tình trạng xấu xuất hiện, mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao hơn. Thông thường từ 10 - 15 ngày sau phẫu thuật nâng mũi và cắt chỉ là thời điểm phù hợp để bạn thực hiện lấy sụn. Việc này sẽ không gây đau đớn và giúp cho việc phẫu thuật sau đó diễn ra suôn sẻ hơn.

    Đọc tiếp bài viết: Có nên nâng mũi S line bằng chỉ sinh học?

     

    MŨI ĐÃ ỔN ĐỊNH HOÀN TOÀN:

    Với một số trường hợp không quá cấp bách, bạn hoàn toàn có thể đợi cho mũi hoàn toàn ổn định sau 3 tháng phẫu thuật mới tiến hành tháo sụn. Đây là thời điểm để theo dõi những biến chứng và cho ra kết quả mũi có bị hỏng hay gặp vấn đề không. Chính vì thế bạn cần thận trọng và không nên để mũi đụng chạm dao kéo nhiều lần trong một thời gian ngắn.

    Việc chăm sóc mũi sau khi tháo sụn nâng mũi cũng giống như những chiếc mũi vừa trải qua phẫu thuật nâng mũi. Bạn cũng cần chú trọng đến vấn đề vệ sinh mũi hay những chế độ vệ sinh theo sự chỉ định của các bác sĩ. Đừng quên thông báo với bác sĩ nếu như gặp tình trạng bất thường nào trên mũi nhé.

    To top