LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Nâng mũi ăn hột vịt lộn được không?

    Việc sau nâng mũi ăn hột vịt lộn được không vẫn còn gây tranh cãi. Y học phương Tây nhận định điều này không vấn đề gì; tại Việt Nam thì ngược lại.

    Một số ý kiến nhận định không nên ăn hột vịt lộn sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Nguyên nhân là thành phần đạm bên trong có thể gây sẹo hoặc da non không đều màu. Cũng theo lý luận này, vài người nói rằng chỉ nên ăn lòng đỏ, phần lòng trắng và phôi thì nên bỏ. Dĩ nhiên, phiền phức như vậy thì đại đa số kiến nghị không nên ăn luôn cho an toàn.

    Nâng mũi ăn hột vịt lộn được không?

    SAU NÂNG MŨI ĂN HỘT VỊT LỘN ĐƯỢC KHÔNG

    Về phương diện y khoa, việc này không liên quan trực tiếp đến quá trình nâng mũi. Ăn hột vịt lộn không ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật hay làm thay đổi kết quả của nó. Rủi ro duy nhất có thể xảy ra là sẹo lồi, sẹo trắng và da non không đều màu. Tuy nhiên, hiện tượng này không hoàn toàn xảy ra ở mọi trường hợp. Nhìn chung, đây là quan niệm dân gian nên độ chính xác vẫn chưa được chắc chắn.

    Lòng trắng trứng hột vịt lộn có thành phần chính là đạm. Đây được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng sinh collagen quá mức, dẫn đến sẹo. Dù vậy, đạm là nguyên liệu chính để xây dựng mọi tế bào. Trong đậu hũ, thịt heo, thịt cá,...và nhiều nguồn khác vẫn có đạm Khi chúng ta ăn vẫn không gây ra hệ lụy nào về sẹo hoặc da không đều màu.

    Tóm lại, ý kiến về việc nâng mũi ăn hột vịt lộn được không vẫn chưa có sự thống nhất. Để an toàn tối đa, bạn có thể chọn giải pháp tạm thời không ăn cho đến khi vết thương hồi phục hẳn. Trường hợp quá thèm, hãy ăn thật ít và theo dõi phản ứng và cảm giác của mũi.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm?

    Trước khi rút ống nâng mũi

    KIÊNG HỘT VỊT LỘN SAU NÂNG MŨI NÊN ĂN GÌ SẼ TỐT?

    Sau khi phẫu thuật nâng mũi, chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi. Dưới đây là một số thức ăn bạn có thể xem xét:

    1. Thức ăn mềm: Loại dễ tiêu và không gây áp lực lên mũi khi ăn. Đây có thể là súp nước, cháo, canh lọc, sữa chua, kem; hoặc thức ăn đã được xay nhuyễn như khoai tây nghiền, thịt xay mịn.
    2. Rau và trái cây mềm: Như bắp cải, cà chua chín, dưa chuột cắt lát mỏng, táo, lê, chuối chín.
    3. Thức ăn giàu protein: Chọn nguồn ít gây kích ứng hoặc sẹo. Bạn có thể ăn thịt nạc như gà, cá, thịt heo mềm, đậu hủ, hạt chia, hạt điều.
    4. Thức ăn giàu tinh bột: Gồm các nguồn như gạo, mì, bánh mì, bột mì, hoặc sắn dây. Hạn chế với người béo phì, mỡ máu và tiểu đường.
    5. Uống nước đầy đủ: Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước hàng ngày. Điều kiện nền giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn.

    Tránh các thức ăn có cấu trúc cứng, nhọn hoặc gây áp lực lên vùng mũi như đồ chiên. Kiêng hẳn hút thuốc và uống rượu trong thời gian phục hồi. Một số thực phẩm dễ gây sẹo lồi như rau muống, thịt bò hoặc dễ gây kích ứng như đồ biển, cũng cần kiêng dùng.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng mũi cấu trúc.

    Ăn gì sau nâng mũi

    Bạn vẫn còn thắc mắc khác về việc nâng mũi ăn hột vịt lộn được không? Hoặc muốn biết giá nâng mũi hiện tai? Hãy liên hệ với bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA để được tư vấn kỹ hơn qua các kênh sau:

    Chúc bạn mau chóng có một chiếc mũi cao đẹp như ý!

    To top