Nâng mũi sụn nhân tạo đã quá quen thuộc và phổ biến với những ai yêu thích làm đẹp rồi. Thế nhưng vẫn còn nhiều lầm tưởng tai hại về kĩ thuật nâng mũi này khiến nhiều người cảm thấy hoang mang trước khi thực hiện. Cùng đón đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về 3 lầm tưởng tai hại khi nâng mũi sụn nhân tạo nhé!
NÂNG MŨI SỤN NHÂN TẠO LÀ GÌ?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua khái niệm nâng mũi sụn nhân tạo hay nâng mũi sụn tự thân. Nâng mũi sụn nhân tạo là phương pháp sử dụng vật liệu đơn giản là thanh silicone để cải thiện độ cao sóng mũi. Trước đây thì thanh silicone thường có đặc điểm khá cứng, được đẽo gọt phù hợp để nâng cao sóng mũi. Tuy nhiên do phải gọt dũa thủ công nên khi được gắn vào mũi, dáng mũi thường kém thẩm mỹ, gồ ghề, không hài hòa với tổng thể gương mặt. Ngày nay những vật liệu sụn nhân tạo đã được cải thiện tốt hơn với ưu điểm mềm dẻo và thanh silicone có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau.
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo sử dụng 100% sụn từ bên ngoài như: silicone dẻo, gore-tex, medport…những thanh sụn này thường có màu nâu hoặc trắng, bác sĩ sẽ đặt vật liệu độn lên xương mũi để tạo sống mũi. Do chỉ cải thiện được độ cao mũi nên ưu điểm của phương pháp này là kĩ thuật đơn giản, chỉ can thiệp đến phần sóng mũi nên phương pháp nâng mũi này khá tiết kiệm chi phí.
3 LẦM TƯỞNG TAI HẠI KHI NÂNG MŨI SỤN NHÂN TẠO
Nâng mũi càng cao càng đẹp
Ai ai cũng ao ước sở hữu sóng mũi thật cao, thật thẳng. Đây dường như là tiêu chuẩn vẻ đẹp mà nhiều người hướng đến. Sự thật là, dáng mũi chỉ đẹp khi nó tạo được sự hài hòa và cân đối với tỉ lệ các nét trên gương mặt. Đồng thời phải phù hợp với sức chịu đựng của mô da mũi.
Nếu bạn tham lam sử dụng vật liệu độn quá dày để chiếc mũi cao bật lên để tạo dáng mũi cao tây thì nguy cơ biến chứng và thật bại càng lớn. Bạn biết đất khi bạn độn vật liệu quá cao sẽ khiến da mũi kéo dãn nhiều hơn, theo đó mạch máu cũng bị chèn ép nhiều hơn. Điều này dẫn đến da mũi sẽ mỏng đi theo thời gian, chức năng che phủ sụn độn sẽ bị giảm đi dẫn đến nhiều biến chứng sau đó.
Có rất nhiều trường hợp bị thiếu máu, hoại tử, viêm đầu mũi, lộ sóng mũi, thủng đầu mũi nếu bạn quá tham lam trong việc nâng cao sóng mũi. Do đó khi đặt vật liệu độn chỉ nên để độ cao vừa phải, hài hòa với gương mặt đồng thời đảm bảo an toàn về sau.
Lạm dụng sụn nhân tạo vừa để nâng cao sóng mũi vừa để kéo dài đầu mũi
Nhiều bạn vẫn cho rằng với dáng mũi thấp hay đầu mũi bị ngắn, hếch thì chỉ cần đặt sụn nhân tạo để kéo dài đầu mũi ra là được. Bởi nếu bạn làm dụng sụn nhân tạo cho nhiều chức năng khác nhau sẽ dễ dẫn đến nhiều hệ lụy. Thực tế là sụn nhân tạo có tính chất bào mòn, nếu bạn quá lạm dụng nó vào việc đặt sóng và cải thiện khuyết điểm đầu mũi thì về sau sẽ khiến vật liệu độn bị tụt xuống dưới. Phần đầu mũi do không có giá đỡ, chỉ còn lại lớp da mỏng sau này sẽ dễ dẫn đến tình trạng bóng đỏ hay thủng đầu mũi.
Sóng mũi quá to bè, gồ ghề nhưng lạm dụng sụn nhân tạo để đặt sóng
Với những trường hợp có sóng mũi quá to bè, gồ ghề nếu bạn sử dụng sụn nhân tạo mà chưa qua xử lý thì khả năng cao sẽ khiến mũi bị lệch sóng. Nếu dáng mũi quá nhiều khuyết điểm, cần nhiều kĩ thuật hơn một phương pháp nâng mũi sụn nhân tạo.
Đọc tiếp bài viết: Nâng mũi bằng sụn nhân tạo sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?
3 lầm tưởng tai hại khi nâng mũi sụn nhân tạo
KHI NÀO CÓ THỂ SỬ DỤNG 100% SỤN NHÂN TẠO ĐỂ NÂNG MŨI
Dưới đây là những trường hợp bạn có thể sử dụng 100% sụn nhân tạo trong việc nâng mũi. Đầu tiên là mũi ít khuyết điểm, chỉ bị thấp phần sóng. Với những bạn đã có nền mũi đẹp tức là có đầu mũi có nhiều mô tuyến, mũi không bị hếch và ngắn…thì chỉ cần sử dụng sụn nhân tạo để cải thiện dáng mũi.
Ưu điểm khi sử dụng sụn nhân tạo trong phẫu thuật nâng mũi đẹp là tiết kiệm chi phí, nhanh, gọn lẹ. Do mũi ít bị can thiệp chính vì thế những biến chứng trong nâng mũi cũng ít xảy ra hơn. Có rất nhiều trường hợp nâng mũi bằng sụn nhân tạo có thể duy trì vĩnh viễn.
Trên là tổng hợp những sai lầm phổ biến khi nâng mũi sụn nhân tạo. Hy vọng MEDIKA đã mang đến bạn những thông tin hữu ích để bạn chuẩn bị hành trang vững vàng nếu đang có ý định nâng mũi.