LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Khi nào bạn nên đi niềng răng?

    Thưa bác sỹ, hàm răng của tôi hơi hô vì thế tôi đang có ý định đi niềng răng. Bác sỹ có thể tư vấn cho tôi biết niềng răng có lợi và tác hại như thế nào không? Khi nào bạn nên đi niềng răng?

    (Hà Thu Nhi - Quận 9)

    Chào bạn Thu Nhi!
    Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Được biết bạn bị hô răng và muốn khắc phục bằng phương pháp niềng răng. Tin vui cho bạn là niềng răng có thể khắc phục được hết tất cả những vấn đề có thể gặp do răng sai lệch gây ra cho sức khỏe răng miệng. Ngoài ra phương pháp chỉnh nha này còn mang đến vô số lợi ích quan trọng như:

    • Chỉnh hình hàm răng đều đặn, thẩm mỹ, góp phần tạo sự hài hòa cho khuôn mặt.
    • Điều chỉnh tương quan giữa các răng trên cùng một hàm và giữa hai hàm trên - dưới. Nhờ thế mà lực nhai được phân bố đều hơn.
    • Khi khớp cắn chuẩn tỷ lệ, lực nhai đều sẽ không ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm về lâu dài.
    • Hàm răng đều đặn sẽ hạn chế tình trạng giắt nhét thực phẩm và cặn bẩn vào kẽ răng. Việc vệ sinh chải răng làm sạch cũng dễ dàng và triệt để hơn. Nhờ thế, các vấn đề bệnh lý được phòng ngừa tốt hơn.

    Khi nào bạn nên đi niềng răng?

    Do vậy, niềng răng không đơn giản chỉ là để có hàm răng đều đẹp mà còn giúp duy trì sự phát triển và tồn tại khỏe mạnh, lâu dài của hàm răng.

    Niềng răng có tác hại gì không?
    Niềng răng mang lại nhiều giá trị hữu ích như giúp cải thiện nụ cười, giảm áp lực cho quai hàm, tạo điều kiện để quá trình nhai, cắn suôn sẻ hơn. Tuy nhiên nếu chỉnh răng không đúng có thể gây rất nhiều các vấn đề không tốt cho hàm răng, ảnh hưởng tính thẩm mỹ.

    Để niềng răng có người phải nhổ răng răng nanh, người phải nhổ răng hàm. Trong khi răng nanh rất quan trọng đối với chức năng và thẩm mỹ không răng nào thay thế được.

    Trong quá trình niềng răng nếu dùng lực quá mạnh có thể làm tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng dẫn tới giảm tuổi thọ răng hoặc sai khớp răng cắn ảnh hưởng đến hệ thống nhai, khớp thái dương và hàm sau này. Một số trường hợp bệnh nhân niềng răng có thể mất đi sự hài hòa vốn có giữa răng và khuôn mặt. Một hàm răng đẹp được là hàm răng đều đặn, cân đối với khuôn mặt.

    Tham khảo Bảng giá nha khoa: https://medika.vn/bang-gia/bang-gia-nha-khoa/

    Mục đích của việc niềng răng là giúp bạn có 1 nụ cười đẹp, hàm răng đều

    Ai không nên đi niềng răng?
    Mục đích của việc niềng răng là giúp bạn có 1 nụ cười đẹp, hàm răng đều, thẳng và cuối cùng là nhai tốt, ít gặp bệnh răng miệng. Tuy nhiên có một sự thật là không phải ai cũng có thể kết bạn với "niềng răng".

    Vậy những trường hợp nào thì không được phép niềng răng? 
    Mắc bệnh nha chu quá nặng: Bệnh nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu, mô nâng đỡ của răng. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm, răng sẽ không được bảo vệ tốt và dần trở nên yếu đi, có xu hướng bị tụt lợi, tiêu xương răng vì thế rất khó để có thể áp dụng phương pháp niềng răng vì không có nơi bám víu.

    Người đã bọc răng sứ hay gắn răng giả: Do răng sứ, răng giả đã được tạo 1 độ bóng ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Vì thế, việc gắn keo để cố định mắc cài trên răng sẽ khó có thể thực hiện được. 

    Người mắc số bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, bệnh tiểu đường, căn bệnh ác tính như ung thư máu... 

    Chính vì không biết khi nào bạn nên đi niềng răng thì bạn nên trực tiếp thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chỉnh nha là vô cùng cần thiết. Khi khám, bạn cũng cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng của bản thân, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

    To top