Nhiều chị em có biểu hiện bầm tím và đau sau nhiều tháng nâng mông bằng túi độn phải làm sao? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên? Hãy cùng kéo xuống xem bài viết này để tìm câu trả lời nhé!
BẦM TÍM VÀ ĐAU SAU NHIỀU THÁNG NÂNG MÔNG BẰNG TÚI ĐỘN
Nâng mông bằng túi độn là đại phẫu và có tính phức tạp cũng như quá trình hồi phục sẽ khó khăn hơn so với những cuộc phẫu thuật khác. Ngay sau phẫu thuật bạn sẽ thấy các biểu hiện tại cùng mông như bầm tím, sưng nề, đau căng tức vùng mông và toàn bộ thân dưới. Thậm chí các chuyên gia thẩm mỹ còn khuyên bạn nên dừng hẳn các hoạt động bình thường trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật.
Và bạn cần biết là việc sưng nề, bầm tím có thể diễn ra trong vài tuần và nó có thể lan từ mông xuống hai bên đùi. Những biểu hiện sưng nề, bầm tím sẽ giảm đi đáng kể sau khoảng từ 4 - 6 tuần, lúc này bạn đã có thể dần trở lại với các hoạt động tập luyện bình thường.
Tuy nhiên có rất nhiều chị em nếu có cơ địa nhạy cảm, dễ tổn thương thì thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên bạn cũng nên quan sát miệng vết thương, xem nó có dấu hiệu hồi phục hay không? Hay nó ngày càng lở loét và sưng nề nhiều hơn. Bởi sau nhiều tháng phẫu thuật nâng mông ( https://medika.vn/tham-my-voc-dang/nang-vong-3/ ) bằng túi độn thì vết thương bên ngoài đã gần như lành hẳn. Tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ trực tiếp để được kiểm tra và có hướng giải quyết.
Ngoài ra bạn cũng cần được chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CT để xem có hiện tượng tụ dịch bất thường xảy ra hay không. Rất có thể bạn đã gặp biến chứng tụ dịch và nên chuẩn bị tâm lí cho một ca phẫu thuật chỉnh sửa.
Bầm tím và đau sau nhiều tháng nâng mông phải làm sao?
TÌM HIỂU VỀ TRIỆU CHỨNG TỤ DỊCH
Nhân tiện phần trên có nêu ra biến chứng tụ dịch. Nếu bạn đang thắc mắc tụ dịch trong nâng mông là gì? Có những biểu hiện như thế nào? Cần xử lý tụ dịch ra sao? Hãy cùng kéo xuống đọc tiếp nhé!
Tụ dịch là hiện tượng vùng mông xuất hiện một khối dịch tụ. Tụ dịch thường xảy ra sau vài tuần sau phẫu thuật nhưng cũng có trường hợp tụ dịch khởi phát muộn sau vài năm. Khối tụ dịch có rất nhiều kích thước, thường có thể nhìn thấy, sờ hoặc nhận biết qua da bởi nó thường căng phồng lên. Nhưng đôi khi cũng cần siêu âm mới phát hiện được. Tụ dịch ngoài việc khiến mông trông sưng nhiều hơn thì còn đi kèm với những biểu hiện như: Đau nhức, sưng tấy và khi chạm vào thấy khó chịu.
Trong một số trường hợp bạn còn thấy các khối tụ dịch xuất hiện dịch lỏng trong suốt và rỉ ra vết mổ. Đặc biệt nếu tụ dịch nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng gây cảm giác đau dữ dội tại vùng phẫu thuật, chảy dịch, tấy đỏ, nóng đỏ thậm chí bạn còn có những biểu hiện của việc sốt.
Nhìn chung với những khối tụ dịch nhỏ thì chúng có thể tự tiêu mà không cần can thiệp. Tuy nhiên với những khối to thì bạn cần can thiệp chọc hút hoặc dẫn lưu. Tránh những trường hợp để lâu làm khối tụ dịch vôi hóa và tạo thành khối u cứng gây biến dạng mông.
Bầm tím và đau sau nhiều tháng nâng mông phải làm sao?
Với mỗi người có tuổi tác, cân nặng, tình trạng sức khỏe khác nhau, kĩ thuật nâng mông…cũng sẽ tạo nên mức độ và thời điểm tụ dịch khác nhau. Vậy tại sao lại có hiện tượng tụ dịch sau nâng mông bằng túi độn. Theo đó bạn nên biết rằng, quá trình phẫu thuật nâng mông, bác sĩ sẽ rạch và bóc tách tạo khoang chứa để chèn túi độn vào. Những thao tác rạch và bóc tách sẽ khiến phần mô và những mạch máu xung quanh bị tổn thương. Chính những mạch máu này sẽ rỉ chất lỏng vào trong khoang chứa từ đó hình thành nên những túi dịch vụ.
Ngoài ra nếu trong quá trình nâng mông bác sĩ bóc tách mô mở rộng hoặc làm chảy máu quá nhiều, tổn thương mô thì cũng dễ dẫn đến tụ dịch sau phẫu thuật.
Để hạn chế tối đa tình trạng tụ dịch sau nâng mông, bác sĩ thường sẽ đặt ống dẫn lưu bên trong khoang chứa ngay sau khi phẫu thuật kết thúc. Ống dẫn lưu này có thể được đặt trong vài giờ, vài ngày đến vài tuần tùy vào lượng dịch rỉ ra.
Ngoài ra bạn cũng nên mặc quần định hình liên tục và có thể tham khảo thêm các phương pháp massage bạch huyết để giúp tăng lưu thông máu, tống khứ dịch tụ ra ngoài.
Tóm lại tụ dịch sau nâng mông là nguy cơ mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải sau phẫu thuật. Việc nhận diện và áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ giúp bạn giảm thiểu được những nguy cơ nghiêm trọng hơn. Hi vọng bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích.