Chào bác sĩ, em đang bị mọc một chiếc răng khôn hàm trên. Nó gây đau đến mức em không thể há miệng ra được và sưng hẳn một bên mặt. Tình trạng này kéo dài làm em vô cùng khó chịu nên muốn đi nhổ răng, nhưng em rất sợ biến chứng. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp em nhổ răng khôn - Nên hay không? Em cảm ơn!
(Hoàng Anh - Quận 9)
Chào bạn Hoàng Anh! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Có nên nhổ răng khôn không?” của bạn, nha khoa MEDIKA xin được giải đáp cụ thể như sau:
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Răng khôn cần được loại bỏ khi răng khôn mọc kẹt trong xương hàm hoặc nướu răng, kết hợp với việc thức ăn đọng bên dưới nướu phủ trên răng khôn không thể làm sạch được dẫn đến phản ứng viêm, đau và nhiễm trùng.
Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.
Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả cũng rất cần thiết nếu nó cản trở việc làm răng.
Nhổ răng khôn - Nên hay không?
Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bạn dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch hàng ngày.
Răng khôn được bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ bỏ khi bạn có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…Hoặc răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.
Tham khảo dịch vụ Cấy ghép Implant: https://medika.vn/nha-khoa/cay-ghep-implant/
Thời điểm nào nhổ răng khôn?
Thời điểm nhổ răng khôn là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành khá ổn định. Trên 35 tuổi, quá trình nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do xương cứng và đặc hơn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.
Chính vì thế, khi xác định răng khôn không mọc đúng hướng, không đúng vị trí thì nên nhổ càng sớm càng tốt, bởi vì răng này có thể gây biến chứng viêm quanh thân răng. Nhiều trường hợp còn gây sâu mặt xa răng số 7 (có trường hợp răng số 7 không giữ được). Vì vậy nhổ sớm sẽ giúp cho răng số 7 không bị ảnh hưởng.
Làm gì trước khi nhổ răng khôn?
- Trước khi tiến hành nhổ răng, bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nào đó bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ nhổ răng biết.
- Trước ngày nhổ răng bạn nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh dùng các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.
- Vào buổi sáng trước khi nhổ răng, bạn nên ăn sáng đầy đủ. Tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ.
Tìm hiểu thêm: Bảng giá nha khoa MEDIKA - Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA
Nên nhổ răng khôn ở đâu?
Việc nhổ răng khôn là khó và hệ trọng hơn các răng khác nên người bệnh phải chọn cơ sở uy tín để được bác sĩ xử lý. Bạn nên đến các bệnh viện, nơi có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phòng trường hợp có biến chứng cần cấp cứu.
Để biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.4466 để được bác sĩ MEDIKA tư vấn trực tiếp.