Bất kì ai khi mới bắt đầu đeo niềng răng cũng sẽ có cảm giác khó chịu và đau nhức trong vài ngày đầu. Tìm hiểu về những hướng dẫn cách ăn uống cho người mới niềng răng với các loại thực phẩm nên ăn và uống đúng cách có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và đem lại kết quả niềng răng cao.
Cắt nhỏ thức ăn
Ăn nhai sai cách là một trong những yếu tố rủi ro lớn có thể gây hỏng mắc cài của niềng năng. Nhai miếng thức ăn quá to có thể khiến mắc cài rơi khỏi răng hoặc gây đau nhức. Để tránh hiện tượng này, bạn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ nhằm kiểm soát cơn đau và bảo vệ răng khỏi hư hại.
Nhai thức ăn đúng cách
Hầu hết chúng ta đều không để ý lắm về việc mình dùng răng nào để cắn và nhai thức ăn. Tuy nhiên, khi mới lắp hoặc chỉnh niềng răng thì răng sẽ rất nhạy cảm lúc này bạn nên nhai bằng răng hàm. Răng hàm dày và cấu tạo phù hợp để nghiền thức ăn hơn răng cửa.
Một cách nhai khác ít gây hại răng hơn đó là đưa thức ăn vào sâu trong miệng (nhưng không sâu đến cuống họng để tránh bị nghẹn) lúc này thức ăn sẽ dễ bị nghiền và bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu không quen đưa đũa, thìa vào sâu trong miệng và lo rằng có thể cắn trúng dĩa, bạn có thể thử cầm thức ăn bằng tay và nhẹ nhàng đặt thức ăn vào vị trí có thể nhai bằng răng hàm.
Ăn chậm
Mặc dù việc ăn uống khó khăn trong những ngày đầu mới niềng răng đôi lúc làm bạn đói cồn cào nhưng việc ăn chậm là rất quan trọng. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn quên mất cách ăn phù hợp (ăn miếng nhỏ, nhai bằng răng hàm) và tăng nguy cơ cắn trúng hạt hoặc xương gây tổn thương răng.
Nếu bạn nhai quá nhanh, răng có thể bị đau hoặc viêm. Nguyên nhân là vì xương và dây chằng hỗ trợ răng trong miệng đã yếu sẵn do chịu tác động của lực giúp chỉnh răng thẳng hàng.
Chọn thức ăn mềm
Thức ăn mềm, không dai là lựa chọn cho những người mới vừa niềng răng. Không những ít gây hỏng hóc móc cài niềng răng, thức ăn mềm còn hạn chế cơn đau cho hàm răng nhạy cảm. Bạn vẫn có thể ăn một số loại rau củ nhưng cần hấp đến khi mềm và dễ nhai. Một số thức ăn tốt cho niềng răng và không kích ứng răng nhạy cảm gồm có: phô mai mềm, sữa chua, súp, thịt nấu chín mềm, các món hải sản mềm không xương, mì ống/các loại mì, khoai tây luộc hoặc nghiền, cháo, cơm nhão, trứng,…
Tham khảo bài viết: Giải đáp thắc mắc: Răng thưa có nên niềng?
Đây đều là các món ăn rất giàu dinh dưỡng và được làm dưới dạng mềm, lỏng giúp tránh tác động lên mắc cài làm bung tuột mắc cài hay giắt thức ăn vào đó.
Thành phần dinh dưỡng của những loại thức ăn này rất có lợi cho cơ thể, giúp bạn cung cấp những chất thiết yếu trong điều kiện không ăn nhai được bình thường, bạn sẽ không còn lo lắng việc ăn uống sẽ gây khó khăn trong quá trình sau khi niềng răng nữa.
Các loại thức ăn nên tránh
Thức ăn cứng có thể làm hỏng niềng răng và gây ra cơn đau sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng. Bạn nên tránh ăn thức ăn cứng hoặc giòn như: các loại hạt, bỏng ngô, đá viên, táo, vỏ bánh mì cứng,…
Các loại thức ăn dai không tốt cho người mới niềng răng và có thể gây đau khi nhai lâu. Kẹo ngọt và kẹo cao su là những loại thức ăn vặt mà bạn nên tránh ăn khi đeo niềng răng.
Nếu muốn hiệu quả niềng răng đạt kết quả tốt, bạn cần tuân thủ hiệu quả chế độ ăn uống mà bác sĩ đã dặn dò. Bên cạnh đó, hãy giữ răng miệng của mình luôn sạch sẽ, không cắn móng tay, không đẩy lưỡi.
Chúc bạn có một hàm răng thật đẹp sau khi xem hướng dẫn cách ăn uống cho người mới niềng răng!