Chọn Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA - Chọn làm đẹp an toàn
SIÊU SALE HỦY DIỆT: MUA 1 TẶNG 1 - TẶNG VÀNG 9999
THÁNG 6 RỰC RỠ, BÙNG CHÁY HẾT CỠ - ĐẾN MEDIKA NHẬN QUÀ “SIÊU KHỦNG”
Hè đẹp rực rỡ - Ưu đãi hết cỡ
LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Vết khâu nâng mũi đóng vảy

    Hiện tượng vết khâu nâng mũi đóng vảy là khá bình thường. Biểu hiện cho sự hồi phục và lành thương của mũi; trừ khi kèm sưng đau quá mức.

    Sau ca phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi và vết khâu của bạn đang bị đóng vảy. Đây có thể là một phản ứng bình thường của da trong quá trình lành thương sau phẫu thuật. Đóng vảy có thể xảy ra do da khô hoặc do tác động của các sản phẩm chăm sóc da như thuốc mỡ hoặc kem chống nhiễm trùng.

    Vết khâu nâng mũi đóng vảy và kết quả xử lý đẹp như ý

    NGUYÊN NHÂN VẾT KHÂU NÂNG MŨI ĐÓNG VẢY

    Khá nhiều yếu tố có thể khiến tình trạng vết thương bị đóng vảy. Có thể do thủ thuật sai sót hoặc nhiều yếu tố khác. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng vết khâu nâng mũi bị đóng vảy:

    THỦ THUẬT CHUYÊN MÔN

    Tay nghề của bác sĩ và điều kiện môi trường phẫu thuật. Chúng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng vết khâu nâng mũi bị đóng vảy. Dưới đây là một số khía cạnh cần xem xét:

    1. Kỹ năng của bác sĩ: Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục và kết quả cuối cùng. Một bác sĩ có kỹ năng tốt sẽ tạo ra các mũi khâu thích hợp và ít gây tổn thương da xung quanh. Ngược lại, sẽ kéo căng da quá mức cần thiết, dẫn đến vết khâu bị kích ứng và đóng vảy.
    2. Môi trường phẫu thuật: Góp phần làm xuất hiện nhiều vấn đề sau phẫu thuật; bao gồm vết khâu bị đóng vảy. Điều kiện vệ sinh phòng phẫu thuật kém khiến nguy cơ viêm nhiễm cao hơn; chúng gây sưng, đau và khiến nhiều người gãi vào vết khâu. Ngoài ra, một môi trường khô hanh có thể làm da mất nước, gây khô và bị đóng vảy.

    Chúng ta hoàn toàn có thể giảm nguy cơ vết khâu bị đóng vảy và các vấn đề khác sau phẫu thuật nâng mũi. Điều quan trọng là chọn một bác sĩ phẫu thuật có kỹ năng và kinh nghiệm đáng tin cậy. Hơn nữa, việc đảm bảo môi trường phẫu thuật vệ sinh và đúng quy định là điều kiện tiên quyết.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng mũi đau không?

    Hình ảnh thực tế bác sĩ đang phẫu thuật nâng mũi trong phòng tiểu phẫu

    DO YẾU TỐ KHÁC

    Cơ địa, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc vết thương,...Đều có thể là lý do khiến vết khâu nâng mũi đóng vảy. Một số nguyên nhân phổ biến gồm:

    1. Da khô: Khiến vùng da xung quanh vết khâu trở nên khô và bong tróc. Có thể do yếu tố di truyền, thời tiết lạnh, tiếp xúc với môi trường khô hanh; hoặc do sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.
    2. Viêm nhiễm: Có thể làm vùng da quanh vết khâu bị sưng đỏ, đau và bong tróc. Xảy ra nếu vết khâu không được vệ sinh đúng cách; hoặc nếu không tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật.
    3. Phản ứng dị ứng: Với các chất liệu khâu; hoặc sản phẩm chăm sóc da hậu phẫu.
    4. Chăm sóc không đúng cách: Khiến vết khâu có thể bị đóng vảy. Không giữ vết khâu sạch sẽ, sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, cố tình bóc gỡ các vảy da,...Đều có thể gây tổn thương da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    Tuy nhiên, để đưa ra nhận định phù hợp, ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu là cần thiết. Họ có thể xem xét tình trạng vết khâu và đưa ra lời khuyên và hướng xử lý phù hợp.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng mũi chỉ có an toàn không?

    Xử lý vết mổ hạn chế sưng đau và đóng vảy sau phẫu thuật nâng mũi ở Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA

    CÁCH XỬ LÝ KHI VẾT KHÂU NÂNG MŨI BỊ ĐÓNG VẢY

    Đây là một số lời khuyên để giúp bạn giải quyết tình trạng này:

    1. Giữ vết khâu khô thoáng và sạch sẽ. Khi vệ sinh cũng lau nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt thuần thiên nhiên. Hạn chế sử dụng loại chăm sóc da hóa phẩm; hoặc chà xát vùng vết khâu.
    2. Dùng kem dưỡng ẩm: Giúp vùng da quanh vết khâu đủ ẩm và không bị khô. Ưu tiên chọn loại thiên nhiên thuần chay, không chứa hương liệu hóa phẩm hoặc chất kích ứng poten.
    3. Tránh bong tróc: Không cố tình bóc gỡ vảy da. Hãy để chúng tróc đi một cách tự nhiên; giúp tránh nguy cơ tổn thương da và nhiễm trùng.
    4. Điều trị bổ sung: Khi tình trạng đóng vảy không giảm qua thời gian. Hãy gặp bác sĩ của bạn hoặc chuyên gia da liễu. Họ có thể đề xuất dùng một loại kem chống viêm; hoặc các biện pháp điều trị khác.

    Dù hiếm, bạn vẫn có thể gặp vài triệu chứng bất thường như sưng, đỏ, đau, bưng mủ hoặc nhiễm trùng. Khi ấy, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng mũi bao nhiêu tiền?

    4 thắc mắc xoay quanh phẫu thuật nâng mũi - MEDIKA.vn

    Bạn vẫn còn thắc mắc khác về việc vết khâu nâng mũi đóng vảy? Hãy liên hệ với bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA để được tư vấn kỹ hơn qua các kênh sau:

    Chúc bạn mau chóng có một chiếc mũi cao đẹp như ý!

    To top