Chọn Bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA - Chọn làm đẹp an toàn
SIÊU SALE HỦY DIỆT: MUA 1 TẶNG 1 - TẶNG VÀNG 9999
THÁNG 6 RỰC RỠ, BÙNG CHÁY HẾT CỠ - ĐẾN MEDIKA NHẬN QUÀ “SIÊU KHỦNG”
Hè đẹp rực rỡ - Ưu đãi hết cỡ
LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Nâng mũi sau 1 tháng bị nhức

    Tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị nhức là khá bất thường và cần báo sớm cho bác sĩ. Nguyên nhân có thể do vết mổ bị nhiễm trùng, chăm sóc hậu phẫu có sai sót, v.v...

    Đau nhức sưng tấy vài ngày sau ca phẫu thuật nâng mũi là bình thường. Vì vậy, dù nguyên nhân là gì cũng cần để tâm nếu sau 1 tháng vẫn bị nhức. Lý do có khá nhiều, để biết tại sao và có giải pháp xử lý thì cần báo sớm cho bác sĩ.

    Nâng mũi sau 1 tháng bị nhức cần tái khám sớm

     

    NGUYÊN NHÂN NÂNG MŨI SAU 1 THÁNG VẪN BỊ NHỨC

    Hiện tượng này có thể do nhiều yếu tố tác động, bao gồm:

    1. Sưng tấy và viêm nhiễm: Có thể do bị nhiễm trùng, gây ra đau nhức và khó chịu.
    2. Tác động lên mũi: Sai sót trong chăm sóc hậu phẫu. Ví dụ như chạm tay vào vùng mũi, hỉ mũi quá mạnh; hoặc bị ngoại lực tác động mạnh.
    3. Kích thước và loại vật liệu: Quá lớn hoặc không phù hợp với cấu trúc mũi.
    4. Tình trạng sức khỏe: Đang yếu hoặc mắc một số bệnh lý liên quan đến mũi.

    Cách xử lý tốt vẫn là sớm gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng mũi có đau không?

    THUỐC GIẢM ĐAU NHỨC SAU 1 THÁNG NÂNG MŨI

    Chỉ dùng cách này khi bạn chưa thể đến gặp bác sĩ vì lý do nào đó. Thuốc có thể dùng giảm đau nhức sau 1 tháng nâng mũi có khá nhiều loại. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại nào, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ. Bạn sẽ được tư vấn cụ thể để đảm bảo an toàn sức khỏe.

    So sánh trước và sau nâng mũi 1 tháng

    Nâng mũi sau 1 tháng bị nhức có thể cân nhắc dùng một số loại thuốc giảm đau sau:

    1. Paracetamol: Không steroid, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
    2. Ibuprofen: Có tác dụng hiệu quả và cũng giúp kháng viêm. Tuy nhiên, cần có ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng. Lý do là nó có thể gây đau và loét dạ dày, chảy máu.
    3. Codeine: Thuộc nhóm opioid. Giảm đau mạnh. Được kê đơn khi các loại thuốc khác không hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, bao gồm chóng mặt, buồn nôn và táo bón.

    Ngoài ra, một số loại thuốc khác như aspirin, naproxen và acetaminophen cũng được cân nhắc đến khi cần.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Giá nâng mũi.

    To top