Nâng mũi cấu trúc sụn sửa lại toàn bộ cấu trúc mũi với sụn nhân tạo cấy làm sóng mũi và 1-2 cm sụn vành tai bổ khuyết cho các phần khác.
Phương pháp này còn được gọi là nâng mũi bọc sụn. Vì phải chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi nên thủ thuật khá phức tạp. Nói ngắn gọn, bác sĩ sẽ lấy tầm 2 cm sụn từ vành tai của bạn khi tiến hành nâng mũi cấu trúc.
NÂNG MŨI CẤU TRÚC SỤN TAI
Bác sĩ sẽ tạo hình và cân đối lại dáng mũi bằng cách thêm hoặc bớt sụn. Điều chỉnh độ cao đầu mũi, chiều rộng mũi, và tỷ lệ hình học theo tiêu chuẩn. Sụn được cấy bao gồm sụn nhân tạo và phần sụn tai đã được lấy sẵn.
Phương pháp nâng mũi này được cho là ổn định và đem lại kết quả tự nhiên. Lý do là sụn tai của tự thân sẽ không bị cơ thể bài xích nên giảm nguy cơ xảy ra phản ứng phụ. Tuy nhiên, đây vẫn là một ca tiểu phẫu. Vì vậy, các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, sưng tấy hoặc đau, v.v vẫn có thể xảy ra.
Bạn nên thảo luận kỹ với bác sĩ về phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn tai. Hãy biết rõ các lợi ích và rủi ro có thể gặp phải. Sau cùng mới quyết định phương pháp này phù hợp với bản thân hay không.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng mũi S line.
MỨC ĐỘ AN TOÀN
Nâng mũi cấu trúc sụn tai được coi là một phương pháp an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, nâng mũi sụn tai tái cấu trúc lại mũi cũng có một số rủi ro và biến chứng. Rất may là chúng ít khi xảy ra và có thể giảm thiểu khi được phẫu thuật bởi một bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm.
Biến chứng thường gặp bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, sưng tấy, đau và kích thích dây thần kinh. Tuy nhiên, các tình trạng này thường chỉ tạm thời, mức độ giảm dần và hết sau vài ngày. Hiệu quả điều trị tốt hơn với thuốc hoặc các biện pháp chăm sóc hậu phẫu.
Mức độ an toàn sẽ được bác sĩ chẩn đoán hơn sau buổi thăm khám. Họ cũng giúp tăng độ đảm bảo bằng các hướng dẫn chuẩn bị tiền phẫu. Bạn cũng có thể nhờ tư vấn thêm nếu còn thắc mắc hay lo lắng gì khác.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng mũi bao lâu ổn định?
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI NÂNG MŨI CẤU TRÚC SỤN TAI
Như đã nói, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một số hướng dẫn cụ thể. Dưới đây là một số việc bạn có thể cần phải làm trước khi phẫu thuật:
- Thực hiện các xét nghiệm: Bác sĩ sẽ yêu cầu để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn trước khi phẫu thuật. Chúng có thể bao gồm xét nghiệm máu, điện giải đồ, chụp CT hoặc MRI.
- Ngưng sử dụng thuốc: Bao gồm thuốc chống đông máu, thuốc kháng histamin và thuốc giảm đau. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách ngưng sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa đường và muối cao.
- Ngừng hút thuốc: Ngưng trong vòng 2 tuần trước ca phẫu thuật. Giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi.
- Chuẩn bị tinh thần: Vì phẫu thuật thẩm mỹ có thể gây căng thẳng và lo lắng. Sẵn sàng cho ca tiểu phẫu và quá trình phục hồi sau đó.
Ngoài ra, một số lưu ý khác nếu có sẽ được bác sĩ nhắc nhở dựa theo tình hình riêng của từng trường hợp.
⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng mũi bao nhiêu tiền?
Bạn vẫn còn thắc mắc khác về nâng mũi cấu trúc sụn tai? Hãy liên hệ với bệnh viện thẩm mỹ MEDIKA để được tư vấn kỹ hơn qua các kênh sau:
- Số hotline 094 888 5354 hoặc số tổng đài 1900 4466
- Truy cập vào trang Fanpage MEDIKA
Chúc bạn mau chóng có một chiếc mũi cao đẹp như ý!