LỄ LỚN - ƯU ĐÃI LỚN: MEDIKA TẶNG QUÀ GIÁ TRỊ “KHỦNG”

    Đặt lịch Tư vấn
    miễn phí cùng bác sĩ

    Ngực chảy phía nách khi nằm sau nâng ngực khắc phục ra sao?

    Ngực chảy về phía nách, túi độn lệch sang bên nách là biến chứng không mong muốn xảy ra sau nâng ngực. Nguyên nhân tại sao lại xảy ra vấn đề này? Ngực chảy phía nách khi nằm sau nâng ngực khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

     

    NGUYÊN NHÂN TÚI ĐỘN NGỰC LỆCH PHÍA NÁCH

    Thông thường, sau khi nâng ngực bằng túi độn, phần mô vú của bạn sẽ bị kéo giãn sang hai bên. Do đó, bạn sẽ thấy bầu ngực vừa nâng xong thường tròn trịa và độ nhô ở hai bên khá nhiều. Phần nền của bầu ngực sẽ trông khá phẳng và căng.

    Tuy nhiên nhiều phụ nữ, khi đứng thẳng thì ngực trông rất ổn; nhưng khi nằm xuống thì hai bầu ngực lại chảy sang hai bên khiến vòng 1 mất đi sự tự nhiên và đầy đặn ở giữa. Đây được coi là biến chứng túi nâng ngực bị lệch sang bên nách trong phẫu thuật thẩm mỹ ngực. Sẽ có 2 dấu hiệu rõ ràng giúp bạn nhận biết vấn đề này.

    Đầu tiên là tình trạng túi độn dịch chuyển quá xa về phía nách khi bạn nằm ngửa. Tiếp đến là khi nằm, phần chân bờ ngoài của bầu ngực nhô sáng hai bên quá xa so với thành ngực. Nếu thấy 1 trong 2 dấu hiệu này thì có nghĩa là bạn đã gặp biến chứng lệch túi độn sau nâng ngực.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực có cho con bú được không?

     

    VẬY ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG NÀY?

     

    DO TÌNH TRẠNG GIÃN MÔ

    Kể cả khi bờ ngoài của khoang chứa túi độn nâng ngực được tạo chính xác thì phần mô cũ vẫn có thể bị kéo giãn về phía nách. Điều này dẫn đến việc sau này khi bạn nằm, túi độn sẽ chảy sang hai bên. Theo thời gian cộng với các yếu tố như trọng lực, tình trạng mỏng mô và độ săn chắc suy giảm.

    Lúc này, mô vú sẽ giãn ra và thể tích khoang chứa lúc này sẽ tăng lên. Do đó túi độn sẽ nhỏ hơn so với khoang chứa. Khi bạn đứng, túi độn vẫn có độ nhô rất đẹp do được giữ bởi nếp gấp chân ngực. Tuy nhiên khi bạn nằm nếp gấp chân ngực không còn thì túi độn sẽ trượt sang hai bên.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực có đau không?

    Ngực chảy về phía nách khi nằm sau nâng ngực khắc phục ra sao ở MEDIKA.vn?
    Ngực chảy phía nách khi nằm sau nâng ngực khắc phục ra sao?

    DO KHOANG CHỨA QUÁ LỚN

    Khi tạo khoang chứa túi độn bác sĩ sẽ xác định tại nếp gấp chân ngực và bờ bên ngoài cũng được xác định tại một vị trí. Tuy nhiên nếu quá trình tạo khoang chứa chẳng may bóc tách quá nhiều sang hai bên sẽ khiến túi độn khi được đặt vào di chuyển về phía nách khi nằm và bờ ngoài của ngực sẽ nhô ra xa so với thành ngực.

    Nếu bác sĩ tạo khoang chứa túi độn với kĩ thuật bóc tách bằng dụng cụ đầu tù thì có nhược điểm là làm giảm khả năng kiểm soát kích cỡ khoang chứa. Khi tạo khoang chứa túi độn, cách tối ưu chính là sử dụng kĩ thuật bóc tách bằng dao điện để đảm bảo độ chính xác. Kĩ thuật nâng ngực này sẽ giúp giảm đáng kể mức độ mất máu cũng như đau đớn sau phẫu thuật. Đồng thời phương pháp này cho phép kiểm soát tốt hơn kích cỡ khoang chứa túi độn.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Treo sa trễ ngực.

     

    CÁCH KHẮC PHỤC BIẾN CHỨNG TÚI ĐỘN BỊ LỆCH SANG BÊN

    Bên cạnh giá nâng ngực thì việc chỉnh sửa biến chứng túi độn bị lệch sang hai bên cần được xác định rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải tìm đúng bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn. Bác sĩ chỉnh sửa phải là người hiểu rõ về cấu tạo giải phẫu và nguyên nhân biến chứng để có kế hoạch phẫu thuật phù hợp.

     

    Truy tìm nguyên nhân

    Để xác định nguyên nhân dẫn đến biến chứng, đầu tiên bạn sẽ được đánh dấu ở tư thế đứng. Nếu phần bờ ngoài của khoang chứa được tạo quá xa sang hai bên thì bác sĩ sẽ đánh dấu vị trí bờ ngoài hiện tại và bờ ngoài mới.

    Trường hợp khi túi độn nâng ngực bị lệch do giãn mô tuyệt đối không nên cắt bớt mô thừa ở phần cạnh của bầu ngực bởi sẽ để lại sẹo. Lúc này bác sĩ cần di chuyển vào trong phần bờ ngoài của khoang chứa túi độn.

    ⇒ Tìm hiểu thêm về: Nâng ngực ở đâu đẹp?

     

    Giải pháp tối ưu

    Khác với phương pháp nâng ngực chảy xệ, để khắc phục biến chứng này bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng bớt phần ngoài của khoang chứa túi độn. Tiếp đó, họ tiến hành mở thêm phần bên trong để đẩy túi độn về phía xương ức. Nếu trước đó bạn đặt túi độn trên cơ, bác sĩ ở bệnh viện thẩm mỹ sẽ chuyển xuống đặt dưới cơ để tránh tình trạng túi độn di chuyển sang hai bên.

    Ngoài ra, để duy trì kết quả lâu dài, tránh tình trạng tái phát thì bạn có thể chọn cấy khung da không tế bào. Đây là một dạng vật liệu sinh học giúp củng cố phần mô bên trong khoang chứa túi độn nâng ngực. Để tránh việc lộ sẹo quy trình này có thể thực hiện qua đường mổ quanh quầng vú.

    To top